“Không có chuyện Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thay đổi xoành xoạch”

Khánh Nguyễn-Thứ hai, ngày 31/07/2017 12:02 GMT+7

VTV.vn - Đây là nhận định của PGS.TS Trần Kiều - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam về các bản dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

Thưa ông, bản dự thảo mới nhất mà Ban soạn thảo chương trình đưa ra có khác gì so với các bản trước?

Hội đồng thẩm định đã họp 2 kỳ, kỳ thứ nhất vào khoảng tháng 2, kỳ thứ hai là tháng 7 năm nay. Mỗi lần như vậy, Ban phát triển chương trình đều đưa ra các dự thảo và như vậy cho đến nay thì Hội đồng thẩm định đã xem xét, nghiên cứu 4 bản giải trình, 2 bản giải trình cho phiên họp toàn thể, 2 bản giải trình dành cho thường trực hội đồng thẩm định theo sự ủy nhiệm của Hội đồng thẩm định.

Theo tôi, không có nhiều sự thay đổi từ bản tháng 7 so với bản tháng 2. Tuy nhiên, có thể có thuận lợi cho Ban phát triển chương trình ở chỗ: Sau kỳ họp thứ nhất, Hội đồng thẩm định có một số kết luận để Ban phát triển chương trình xem xét, tham khảo và điều chỉnh.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã phát động phong trào góp ý vào chương trình giáo dục phổ thông tổng thể vào khoảng tháng 4 và 5. Đây là đợt góp ý rộng rãi, thu hút sự chú ý của nhiều người trong các giới xã hội. Có 3 cuộc họp ở 3 miền là Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM. Đại diện các Sở, giáo viên, cơ sở đại học các địa phương 63 tỉnh/thành với nhiều ý kiến được đăng tải, phát trên phương tiện truyền thông. Qua đó, Ban soạn thảo đã tổng hợp được và đưa vào bản dự thảo lần 2.

Hội đồng thẩm định và Ban phát triển chương trình cũng đã thảo luận nhiều lần. Theo tôi, cũng có một số thay đổi nhưng không nhiều!

Thưa ông, là người tham gia vào Ban soạn thảo trong giai đoạn đầu tiên, cũng từng là Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, ông đánh giá thế nào về bản mới nhất vừa công bố?

Khi thảo luận, Hội đồng thẩm định và Ban phát triển chương trình đã thảo luận lần lượt các vấn đề từ trên xuống dưới trong toàn bộ dự thảo. Có nhiều vấn đề hai bên phải chấp nhận lẫn nhau. Ví dụ, Hội đồng thẩm định yêu cầu nêu rõ, đầy đủ hơn cơ sở khoa học của quá trình xây dựng này ngoài việc nêu những định hướng chung trong các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Quốc hội, Chính phủ.

“Không có chuyện Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thay đổi xoành xoạch” - Ảnh 1.

Những cơ sở lý luận trực tiếp cũng nên đưa vào. Nhưng trong khuôn khổ của văn bản pháp quy của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, việc đưa các cơ sở khoa học vào là vấn đề cần được tính đến. Hội đồng thẩm định và Ban phát triển chương trình đồng ý sẽ cố gắng giới thiệu trong ấn phẩm phụ về cơ sở khoa học khác ngoài các định hướng quan trọng của Đảng và Nhà nước.

Dư luận thời gian qua có ý kiến cho rằng Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể liên tục điều chỉnh dễ khiến nhiều người có cảm giác quan điểm không vững chắc, hay nói dân dã là "thay đổi xoành xoạch". Ông nghĩ sao về ý kiến này?

Không có chuyện thay đổi xoành xoạch ở đây! Tôi cho là quan điểm của Ban phát triển chương trình là khá kiên định mặc dù Hội đồng thẩm định và Ban phát triển chương trình đã thảo luận rất căng thẳng trên cơ sở khoa học, với thái độ thẳng thắn, trách nhiệm.

Cụ thể như, trong bản dự thảo không có phần "phẩm chất yêu nước" khiến Hội đồng thẩm định và Ban phát triển chương trình tranh luận hồi lâu. Cuối cùng, tất cả buộc phải đi đến khâu bỏ phiếu. Kết quả là Ban phát triển chương trình phải chấp nhận đưa phẩm chất yêu nước vào.

Ngoài ra, môn Giáo dục công dân ở bậc THPT có nên giữ nguyên hay không hay đổi thành môn Giáo dục Pháp luật và Kinh tế. Sau khi trao đổi và sau đó tiếp tục lại phải bỏ phiếu về vấn đề này.

Một số điểm sửa chữa khác, nhiều khi chỉ là thay tên, hệ thống môn học gần như không thay đổi. Tên môn Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được góp ý nhiều vào chữ "sáng tạo". theo tôi được biết, gần nhất, Ban phát triển chương trình đã đồng ý bỏ chữ "sáng tạo" đi chỉ còn là Hoạt động trải nghiệm. Ở đây, có thẻ ghi nhận thái độ cầu thị của Ban phát triển chương trình.

“Không có chuyện Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thay đổi xoành xoạch” - Ảnh 2.

Về tính khả thi, ông nhìn nhận thế nào sau khi "chốt" Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể?

Hệ điều kiện tối thiểu để đảm bảo triển khai chương trình này một cách có hiệu quả cần chuẩn bị khẩn trương, đồng bộ, toàn diện hơn. Đội ngũ giáo viên không chỉ về chất lượng, số lượng mà cả về cơ cấu; về tài chính, về cơ sở vật chất, về quản lý và về hệ thống chính sách phải thích hợp.

Bộ GD&ĐT đã chuẩn bị cho giáo viên tiếp xúc với cái mới, theo tôi đây là điều đáng ghi nhận như một sự chuẩn bị tích cực của Bộ.

Thưa ông, liệu chúng ta có bị chậm trễ trong quá trình triển khai không khi mà dự kiến sẽ đưa vào các lớp đầu cấp từ năm học 2018/19?

Hội đồng thẩm định kiến nghị với Bộ GD&ĐT sẽ triển khai ở các lớp đầu cấp, là lớp 1, 6, 10 vào năm học 2018/19 theo nguyên tắc thẩm định xong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Bộ sẽ ký quyết định ban hành từ đó làm cơ sở để xây dựng chương trình môn. Thẩm định chương trình môn học xong mới viết sách giáo khoa.

Theo kinh nghiệm của chúng tôi, viết sách giáo khoa không thể thu gọn trong thời gian vài ba tháng. Chưa kể SGK cũng cần phải được thí điểm. hoặc thử nghiệm và thời gian để thí điểm cũng không thể ít hơn 1 năm. Cũng với tình hình trên, dựa theo kinh nghiệm đã có, Hội đồng thẩm định nghiên cứu và đề xuất với Bộ trưởng có nên triển khai ở các lớp đầu cấp là lớp 1, 6, 10 vào năm học 2018/19 hay không? Chất lượng phải được đặt lên hàng đầu, nếu vội vã sẽ có những khó khăn nhất định.

Nếu theo tiến độ hiện nay, tôi nghĩ năm học 2018/19 vẫn có thể đưa vào các lớp đầu cấp nhưng nhanh nhất là năm học 2019/20 mới có thể triển khai.

Công bố Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Trả lại tên nhiều môn học, bậc THPT ít môn hơn Công bố Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể: Trả lại tên nhiều môn học, bậc THPT ít môn hơn Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới: Quá tham vọng và vội vàng? Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông mới: Quá tham vọng và vội vàng? Chuyên gia góp ý Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Chuyên gia góp ý Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước