TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Festival Huế 2018: Hội thảo khoa học "Đàng Trong thời Chúa Nguyễn"

Xuân Hòa, Quốc Phương (VTV8)Cập nhật 20:29 ngày 28/04/2018

VTV.vn - "Đàng Trong thời chúa Nguyễn" là chủ đề của một cuộc Hội thảo khoa học do Hội khoa học lịch sử Thừa Thiên Huế tổ chức hôm nay (28/4) tại thành phố Huế.

Những bài tham luận, nghiên cứu trình bày tại hội thảo bổ sung những phát hiện về văn hóa, xã hội, kinh tế và quản lý nhà nước Đàng Trong từ thế kỷ 16 đến 18.

Hội thảo bao gồm 38 bài nghiên cứu nêu bật công lao của các chúa Nguyễn từ Nguyễn Hoàng đến Nguyễn Phúc Chu trong việc mở mang bờ cõi, khẩn hoang, khai thác vùng đất Nam Bộ, xác lập chủ quyền biển đảo từ Hoàng Sa đến Trường Sa, cùng các đảo gần bờ. Chủ đề chiếm nhiều sự quan tâm, thể hiện trong 14 bài nghiên cứu tại hội thảo là về kinh tế Đàng Trong, đề cập các hoạt động thủy lợi, sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp với những bước phát triển mới. Qua đó, cho thấy đất nước không thể có tiềm năng kinh tế như hiện nay nếu không có những bước đi táo bạo dưới thời các chúa Nguyễn trong việc tạo ra các cảng biển.

Một phát hiện mới đáng chú ý trong bài viết của Tiến sĩ Lê Nam Trung Hiếu (Trường Đại học Khoa học Huế) là về nhân vật rất quen thuộc với Huế - Joao da Cruz (người Bồ Đào Nha) – người chế tạo ra súng đại bác, được xác định rõ là chế tạo ra dưới thời chúa Nguyễn Phúc Tần. Những nghiên cứu mới cho thấy Joao da Cruz là người đầu tiên giới thiệu kỹ thuật đúc đại bác hiện đại cho người Việt giúp nâng cấp lực lượng pháo binh Đàng Trong.

Hội thảo cũng đã đề cập hai nội dung "Quá trình xác lập chủ quyền và xây dựng bộ máy nhà nước Đàng Trong" và "Một số vấn đề về xã hội và văn hóa Đàng Trong". Hội thảo "Đàng Trong thời chúa Nguyễn" cung cấp những cứ liệu mới đề cập quá trình chuyển cư ở vùng đất phía Nam tạo nên một bức tranh văn hóa hoàn toàn mới mẻ với những đường nét, phong cách văn hóa đặc sắc của cư dân Nam Bộ.

Nông dân Quảng Ngãi xây dựng thương hiệu nông sản

VTV.vn - Hiện nay, ở nhiều địa phương, nông dân không chỉ dừng lại ở sản xuất nông nghiệp mà chuyển dần sang mô hình kinh tế nông nghiệp.