TV& VIDEO
  • vtv Cần Thơ

Người dân Quảng Nam bất bình với đề án chặt hạ cây lâu năm trồng mai vàng

Đỗ VinhCập nhật 14:43 ngày 20/05/2023

VTV.vn-Người dân thị trấn Khâm Đức, huyện miền núi Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam rất bức xúc khi chính quyền huyện này cho chặt hàng loạt cây sao đen gần 20 năm tuổi để trồng mai vàng.

Mùa nắng nóng như thế này, bóng cây trên đường phố là nơi tránh nắng rất lý tưởng cho người đi đường. Cây xanh đường phố là thành tố quan trọng để tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, tại huyện miền núi Phước Sơn, người dân thị trấn Khâm Đức rất bức xúc phản ảnh đến phóng viên Thời sự  khi chính quyền huyện này cho chặt toàn bộ cây sao đen gần 20 năm tuổi có đường kính từ 20-30 cm thay vào đó là trồng gần 200 cây mai vàng, anh đào và nhiều loại cây cảnh quan khác theo đề án chỉnh trang vỉa hè, tạo điểm nhấn riêng cho từng tuyến đường.

Trong thời gian đến, số phận hàng trăm cây sao đen hàng chục năm tuổi tại các tuyến đường chính của thị trấn Khâm Đức sẽ bị triệt hạ để thay thế bằng cây bằng lăng, kèn hồng, chuông vàng, bàng Đài Loan, mai vàng, hoa anh đào. Cũng theo lãnh đạo huyện Phước Sơn, những cây sao đen trồng trong trụ sở ủy ban nhân dân huyện cũng sẽ được thay thế cây khác để triển khai xây dựng đường phố đặc trưng riêng biệt.

Phước Sơn là huyện miền núi cao của tỉnh Quảng Nam. Năm nào cũng vậy, địa phương cũng hứng chịu tổn thất người và tài sản do thiên tai như lũ quét, sạt lở. Tháng 10 năm 2020, trận lũ kinh hoàng đã cướp đi sinh mạng của 13 người, hàng trăm ngôi nhà bị hư hại, nhiều ngôi làng bị cô lập nhiều ngày. Và đến thời điểm này, hệ lụy sau thiên tai vẫn chưa khắc phục xong. Nói vậy để thấy, việc trồng cây, bảo vệ cây xanh là cách để tuyên truyền người dân bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. Việc đốn hạ những hàng sao đen hàng chục năm tuổi, nhân danh dự án là điều bất bình thường.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Tầm soát để sớm phòng bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

VTV.vn- Bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia là bệnh chưa thể chữa khỏi, nhưng hoàn toàn có thể tiến hành các biện pháp để hạn chế tỷ lệ trẻ sinh ra hàng năm bị bệnh và mang gen bệnh.