Nhiều cuộc họp hiện thực hoá chủ trương này được tổ chức dấy lên sự lo ngại trong giáo viên, học sinh tại đây. Hàng chục giáo viên và hơn 100 học sinh ký tên bày tỏ sự "lo lắng" khi một công trình gắn liền với ký ức và lịch sử của người Hà Nội có thể sẽ không còn.
Trước đây, Cung Thiếu nhi là khu nhà cổ Thời Pháp, khu vực này mang tên "Ấu Trĩ Viên" (vườn trẻ). Toà nhà kiến trúc Pháp nêu trên là nơi Hồ Chủ tịch cùng đại diện Chính phủ Pháp ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946. Từ ngày tiếp quản Thủ đô (1954) đến nay, toà nhà vẫn được sử dụng để phục vụ cho thiếu niên, nhi đồng. Trong quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc khu phố cố (do UBND TP Hà Nội ban hành năm 2015), quần thể xung quanh toà nhà Ấu Trĩ Viên được yêu cầu bảo vệ nguyên trạng.
Về công năng, dù gọi chung là Khu nhà truyền thống nhưng toà nhà này đang được sử dụng với nhiều mục đích. Theo báo cáo của Ban lãnh đạo Cung Thiếu nhi, toà nhà gồm 26 phòng, trong đó có đến 15 phòng sử dụng để dạy học, còn lại là phòng truyền thống, 6 phòng làm việc.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!