WHO khuyến nghị Việt Nam đánh thuế đồ uống có đường

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 01/07/2018 15:03 GMT+7

VTV.vn - Nhằm giảm tình trạng béo phì tại Việt Nam, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị Việt Nam nên đánh thuế đối với những loại đồ uống có đường.

Tổ chức Y tế giới khuyến cáo tỷ lệ sử dụng đồ uống có đường tại Việt Nam đã ở mức báo động. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đưa ra các khuyến nghị về sự cần thiết phải kiểm soát việc tiêu thụ đồ uống có đường để phòng, chống bệnh không lây nhiễm và béo phì đang gia tăng tại Việt Nam.

Hiện mức tiêu thụ đồ uống có đường bình quân đầu người tại Việt Nam đã tăng gấp 7 lần trong vòng 15 năm. Nếu năm 2002 ở mức thấp 6 lít/người/năm, thì năm 2016 đã tăng lên 44 lít/người/năm. Đây là nguyên nhân khiến tỷ lệ béo phì của Việt Nam đã tăng gần 70% sau 15 năm. Hiện tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số.

Các nghiên cứu cho thấy, trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 46,5g đường tự do trong một ngày và cao gần gấp đôi so với khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới.

Một trong những giải pháp để giảm mức tiêu thụ đồ uống có đường là đánh thuế đối với đồ uống có đường, hạn chế quảng cáo sản phẩm có đường cho trẻ em. Trong đó, đánh thuế là một trong những biện pháp hữu hiệu đang được nhiều quốc gia thực hiện.

Kinh nghiệm tại hơn 40 quốc gia đã áp dụng biện pháp đánh thuế đồ uống có đường, kết quả cho thấy khi đồ uống có đường tăng giá lên 20% sẽ giảm lượng tiêu thụ khoảng 20%.

Chỉ tính riêng trong năm 2018, đã có thêm 5 quốc gia trên thế giới đánh thuế đối với đồ uống có đường. Trong đó, Thái Lan đang lên kế hoạch áp thuế 20% đối với các loại đồ uống chứa đường. Ngoài ra, để khuyến khích các nhà sản xuất đồ uống giảm lượng đường trong sản phẩm, hải quan nước này cũng sẽ áp thuế giảm dần theo lượng đường từ 15%, 10%, 5%... thậm chí miễn thuế. Các nhà sản xuất sẽ có 2 năm để chuẩn bị.

Tại Việt Nam, các chuyên gia của Tổ chức Y tế giới đã đề xuất 3 phương án về áp thuế đối với đồ uống có đường tại Việt Nam:

- Phương án 1: Áp thuế 3.500 đồng/lít. Như vậy, giá sẽ tăng từ 14% đối với nước quả và 23% đối với trà, cà phê uống sẵn. Dự kiến, mức tiêu thụ sẽ giảm khoảng 864 triệu/lít và thu được 12.090 tỷ đồng.

- Phương án 2: Áp thuế 35 đồng/mỗi gam đường trong 100ml. Theo tính toán, giá sẽ tăng từ 10% với nước quả, nước thể thao và 25% nước uống tăng lực. Dự kiến sẽ giảm 880 triệu lít và thu thuế sẽ tăng khoảng 12.400 tỷ đồng.

- Phương án 3: Đánh 40% thuế xuất xưởng. Ví dụ, giá xuất xưởng bằng 50% giá bán lẻ, thì giá bán lẻ sẽ tăng khoảng 20% và thu thế được 12.400 tỷ đồng.

Nhiều quốc gia đánh thuế đồ uống có đường Nhiều quốc gia đánh thuế đồ uống có đường

VTV.vn - Trong năm 2018, 5 quốc gia bao gồm Ireland, Anh và Nam Phi, đã theo chân 26 quốc gia khác trên thế giới đánh thuế đối với đồ uống có đường.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước