Với mục tiêu đến năm 2020, vận tải hành khách công cộng tại Thủ đô có thể đáp ứng 20 - 25% nhu cầu đi lại của người dân, Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp ưu tiên cho hoạt động của xe bus.
Các tuyến đường được thành phố Hà Nội lên phương án tổ chức đường ưu tiên cho xe bus gồm: tuyến Pháp Vân - Giải Phóng - Đại Cồ Việt dài 4,7 km; tuyến Nguyễn Văn Cừ - Ngô Gia Tự dài 5,9 km; tuyến Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - Linh Đàm; Nguyễn Trãi - Trần Phú đoạn từ ngã tư Sở đến cầu Trắng - Hà Đông. Riêng với tuyến Nguyễn Trãi - Trần Phú trước đây đã từng có làn đường dành riêng cho xe bus, tuy nhiên phải phá bỏ khi thực hiện dự án đường sắt trên cao.
Tạo điều kiện để xe bus hoạt động được xem là giải pháp nhằm thu hút người dân sử dụng phương tiện vận tải công cộng trong di chuyển, từ đó từng bước thực hiện hạn chế phương tiện cá nhân để kéo giảm ùn tắc giao thông tại Thủ đô.
Thế nhưng với cơ sở hạ tầng, mật độ phương tiện và đặc biệt là thói quen sử dụng phương tiện cá nhân của người dân như hiện nay, việc nghiên cứu mở làn đường dành riêng cho xe bus để tạo thuận lợi hơn cho hình thức giao thông này, liệu có khả thi? Để bàn luận sâu hơn về vấn đề này, chương trình Chào buổi sáng đã mời tới trường quay ông Nguyễn Trọng Thông, Chủ tịch Hiệp hội vận tải hành khách công cộng TP Hà Nội.
Đường riêng cho xe bus gây ùn tắc hơn? VTV.vn - Nhiều chuyên gia cho rằng, xe bus chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại, đa số người dân sử dụng phương tiện cá nhân nên việc phân làn cho xe bus là không hợp lý.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!