Dù chỉ mới được đưa vào sử dụng trong một thời gian ngắn, các hốc cứu nạn vững chãi này đã thật sự phát huy hiệu quả. Khác với đường cứu nạn, hốc cứu nạn được bố trí khoa học không chỉ ở vị trí mà còn ở độ dốc và cả thiết kế giảm lực. Vì vậy, những công trình này khi được đưa vào sử dụng không chỉ ngăn các xe bị mất phanh, mất lái lao xuống vực sâu mà còn làm giảm lực, hạn chế thiệt hại khi các phương tiện lao vào đây.
Chỉ tính riêng ở những khúc cua và dốc đứng nguy hiểm giáp ranh giữa hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam, 10 hốc cứu nạn đã được xây dựng theo yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải. Tại những nơi quá sát với vực sâu hiểm trở, các nhà thiết kế còn khoét núi, gia cố thêm hệ thống giảm lực. Dù chỉ mới đưa vào sử dụng trong thời gian ngắn, đã có nhiều phương tiện thoát được những vụ tai nạn thương tâm nhờ các hốc cứu nạn này.
Cùng với các giải pháp khác như: lập trạm dừng chân hay xây dựng hộ lang mềm, sự có mặt kịp thời và hiệu quả của 10 hốc cứu nạn trên cung đường đèo Lò Xo trong dịp Tết Nguyên Đán 2020 được chờ đợi sẽ góp phần hạn chế, ngăn chặn những vụ tai thương tâm thường xuyên xảy ra trên cung đèo nguy hiểm này.
Lắp hộ lan bằng lốp cao su trên đèo Lò Xo VTV.vn - Khoảng 800m hộ lan bằng lốp cao su đã được lắp đặt tại nhiều vị trí trên đèo Lò Xo thuộc địa phận 2 tỉnh Kon Tum và Quảng Nam nhằm tăng cường an toàn giao thông.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!