Singapore xử lý 2 trường hợp đưa tin tức giả mạo

Hữu Hưng (PV Đài THVN thường trú tại ASEAN)-Chủ nhật, ngày 08/12/2019 14:30 GMT+7

Blogger Alex Tan là 1 trong 2 trường hợp đăng tin giả đã bị Singapore xử lý. Ảnh: Reuters.

VTV.vn - Việc Singapore lần đầu tiên áp dụng luật chống tin tức giả mạo với 2 trường hợp bị xử lý đã trở thành một trong những sự kiện nổi bật thu hút sự chú ý của dư luận.

Vì sao bị coi là đưa tin giả mạo và Singapore đã xử lý như thế nào với các trường hợp này?

Ông Brad Bowyer, một thành viên của Đảng Singapore Tiến bộ đối lập là trường hợp đầu tiên bị áp dụng Luật Chống tin tức giả mạo khi ông này đăng tải trên Facebook một số thông tin được chỉ rõ là sai sự thật hoặc có tính dẫn dắt hiểu sai sự thật.

Trang Factually của chính phủ Singapore chỉ rõ những điểm thông tin sai của ông Brad Bowyer khi ông này cho rằng Chính phủ can thiệp vào quyết định đầu tư của các quỹ đầu tư Temasek và GIC hay các công ty liên quan của chính phủ đã đốt 4 tỷ USD vào dự án Amaravati ở Ấn Độ vừa bị hủy bỏ. Đó hoàn toàn là thông tin sai.

Trang Factually đã cung cấp lại thông tin chính xác cũng như chỉ ra một số thông tin dẫn dắt sai lệch khác và yêu cầu ông Brad Bowyer phải đính chính lại. Ông Brad Bowyer sau đó đã tuân theo, đưa thông tin đính chính bài viết.

Trường hợp thứ hai bị xử lý là Alex Tan, chủ nhân trang Facebook States Times Review đã đăng tải các thông tin trích dẫn sai sự thật.

Trang Facebook này đã sai ở chỗ trích đăng lại một bài viết vốn đã trích dẫn sai phát biểu của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Singapore và cũng trang Facebook này đã đưa ra cáo buộc sai và không có cơ sở.

Điểm đáng chú ý là chủ nhân trang Facebook này vốn đang sống ở Australia từ chối tuân theo yêu cầu phải đính chính bài viết. Tuy nhiên, chính phủ Singapore sau đó đã yêu cầu Facebook thực hiện một thông báo đính chính trên bài viết này.

Phân tích về các vụ việc trên, Phó Giáo sư Eugene TAN, giảng viên Luật tại Đại học Quản lý Singapore nhận định, việc chính phủ Singapore yêu cầu Facebook đưa thông báo đính chính là hợp lý bởi Facebook được sử dụng làm công cụ lan truyền tin giả và do đó, công ty này cũng phải chịu trách nhiệm.

Bên cạnh đó, cũng theo chuyên gia này, việc chỉ đưa vào phần thông báo đính chính bao gồm một liên kết tới trang thông tin chính thức mà không yêu cầu người đăng gỡ bỏ bài viết hay sửa lại, ở cả hai trường hợp đều cho thấy không có việc ngăn chặn bất đồng chinh kiến bởi bài viết của người đăng vẫn còn nguyên.

Quân đội Mỹ triển khai dự án chống lại tin tức giả mạo Quân đội Mỹ triển khai dự án chống lại tin tức giả mạo Ông chủ Facebook thừa nhận không thể ngăn chặn tin tức giả mạo và đánh cắp dữ liệu Ông chủ Facebook thừa nhận không thể ngăn chặn tin tức giả mạo và đánh cắp dữ liệu Lần đầu áp dụng luật chống tin giả tại Singapore Lần đầu áp dụng luật chống tin giả tại Singapore

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước