Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện đối với báo chí

Thanh Hoa - Phi Hùng - Lê Tuấn-Thứ ba, ngày 20/01/2015 20:08 GMT+7

Với Đề án Quy hoạch, Phát triển và Quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, giới báo chí kỳ vọng sẽ khắc phục tình trạng chồng chéo, dàn trải đầu tư, xa rời tôn chỉ, mục đích...

Với sự hỗ trợ của công nghệ, chưa bao giờ, môi trường thông tin báo chí lại nhanh chóng và đa dạng với nhiều loại hình và nhiều cách tiếp cận như hiện nay. Hiện đang có tới gần 1.000 cơ quan báo chí hoạt động. Chuyện một Bộ, ngành có tới 9 – 10 tờ báo cũng không phải hiếm nhưng vai trò giáo dục và dẫn dắt dư luận của báo chí chưa bao giờ lại phải lo lắng như hiện tại.

Đề án Quy hoạch, Phát triển và Quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Hội nghị Trung ương 10 thảo luận được giới báo chí kỳ vọng sẽ khắc phục tình trạng chồng chéo, dàn trải đầu tư, buông lỏng quản lý, xa rời tôn chỉ, mục đích, nặng về thông tin mặt trái, mặt tiêu cực… Tại hội nghị này, cùng với tái khẳng định báo chí là vũ khí tư tưởng quan trọng đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng và quản lý của Nhà nước, Ban Chấp hành Trung ương cũng đồng ý ý kiến không cho phép tư nhân hóa báo chí và những nhóm lợi ích chi phối báo chí. Cùng với đó là xây dựng một số cơ quan báo chí chủ lực, đa phương tiện làm nòng cốt, có vai trò chủ chốt trong định hướng dư luận xã hội.

Lần đầu tiên Trung ương thông qua một Đề án Qui hoạch, Phát triển và Quản lý báo chí toàn quốc. Đề án này không chỉ tính đến chuyện tăng hay giảm số cơ quan báo chí. Báo chí phải hoạt động theo quy luật đào thải, để hướng tới một nền báo chí chất lượng hơn, nâng cao hiệu quả trong việc dẫn dắt dư luận xã hội; coi Internet là công cụ quan trọng và khai thác triệt để tiện ích của công nghệ, để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của công chúng trong hiện tại và tương lai.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước