Làm thế nào để cán bộ "không dám" tham nhũng?

Ban Thời sự-Thứ hai, ngày 06/12/2021 19:58 GMT+7

VTV.vn - Chỉ có xử lý nghiêm minh mới làm các cán bộ phải chùn tay, phải giữ mình khi nghĩ tới cái giá rất đắt phải trả nếu sai phạm.

Để đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực một cách hiệu quả, trong thời gian qua, Đảng đã và đang hướng tới xây dựng các cơ chế để cán bộ không dám; không thể; không cần và không muốn tham nhũng.

Trong số đó, làm thế nào để cán bộ "không dám" tham nhũng chính là một trọng tâm. Bởi chỉ có xử lý nghiêm minh mới làm các cán bộ phải chùn tay, phải giữ mình khi nghĩ tới cái giá rất đắt phải trả nếu sai phạm.

Trong những năm qua, sau khi xem xét, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xử lý và đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý nhiều cán bộ sai phạm. Chỉ từ đầu năm đến nay, đã có 12 tổ chức đảng, 20 đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Cũng trong thời gian này, nhiều cán bộ khác cũng đã bị khởi tố và xử lý nghiêm minh trước pháp luật.

Làm thế nào để cán bộ không dám tham nhũng? - Ảnh 1.

Nhiều cán bộ cấp cao bị đề nghị xử lý

Nhìn lại những vụ án, vụ việc vừa qua, dư luận đồng tình và đánh giá cao quyết tâm của Đảng trong đấu tranh với tham nhũng, tiêu cực. Và cũng từ đây, các giải pháp đấu tranh càng thêm phần sáng rõ.

Các cán bộ mắc sai phạm vừa qua, hầu hết là người có mức sống cao, thậm chí rất cao nhưng vẫn tính chuyện tiêu cực và bòn rút của công. Vậy nên, cần phải quyết liệt và nghiêm minh hơn nữa trong xử lý tham nhũng tiêu cực.

Một khi xảy ra tham nhũng, nhất thiết phải xử lý thật nghiêm. Không có vùng cấm. Đây là điều được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đảng ta nhiều lần nhấn mạnh.

Tới đây, tinh thần này sẽ tiếp tục được cụ thể hóa thành qui định của pháp luật và hành động cụ thể. Xử lý nghiêm để răn đe. Xử lý nghiêm để cán bộ biết sợ mà không dám vi phạm.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước