Việt Nam không ngừng nỗ lực trong việc bảo đảm, thúc đẩy quyền con người

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 10/12/2020 08:58 GMT+7

VTV.vn - Tại Việt Nam, việc đảm bảo và thúc đẩy quyền con người luôn được thể chế hóa cũng như thực thi nghiêm túc trong thực tiễn.

Hôm nay (10/12) là Ngày Nhân quyền Thế giới. Cách đây 72 năm, Bản Tuyên ngôn nhân quyền đã được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua, có ý nghĩa nhân văn cao cả, là mục tiêu phấn đấu của toàn thể nhân loại.

Tại Việt Nam, việc đảm bảo và thúc đẩy quyền con người luôn được thể chế hóa cũng như thực thi nghiêm túc trong thực tiễn. Trong các văn kiện cũng như nghị quyết, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn xác định quyền con người là giá trị chung của nhân loại; con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Người dân đều được thụ hưởng đầy đủ quyền con người, được cải thiện về đời sống, văn hóa, truyền thống, tiếng nói, chữ viết, đến quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bình đẳng xét xử trước pháp luật… Những thành tựu về đảm bảo quyền con người ở Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.

+ Việt Nam đã tham gia 7/9 công ước quốc tế về quyền con người;

+ Việt Nam đã phê chuẩn 24 Công ước Lao động Quốc tế, trong đó 6/8 Công ước cơ bản của ILO.

+ Việt Nam là thành viên trách nhiệm, tích cực, chủ động trong các cơ chế hợp tác của LHQ, đặc biệt là Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát quyền con người UPR của Hội đồng Nhân quyền…

+ Việt Nam là thành viên tích cực của Ủy ban liên Chính phủ ASEAN về nhân quyền (AICHR), đóng góp quan trọng trong soạn thảo Tuyên bố Nhân quyền ASEAN. Trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam thúc đẩy các sáng kiến về bình đẳng giới và các nhóm dễ bị tổn thương, thúc đẩy xây dựng Cộng đồng Xã hội - Văn hóa ASEAN.

+ Kể từ khi Hiến pháp 2013 được thông qua, hơn 100 luật, bộ luật liên quan đến quyền con người được ban hành mới hoặc sửa đổi, bổ sung.

Việt Nam không ngừng nỗ lực trong việc bảo đảm, thúc đẩy quyền con người - Ảnh 1.

Chăm sóc sức khỏe cho người dân ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Ảnh: báo Tuyên Giáo)

Việt Nam trở thành một trong những quốc gia điển hình trong tiến trình thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc, tiếp tục triển khai hiệu quả các Mục tiêu phát triển bền vững. Hơn 10 năm qua, Việt Nam là thành viên của cơ chế rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người UPR của Liên Hiệp Quốc. Có thể nói đây là cơ chế cao nhất về rà soát việc thực thi quyền con người đối với một quốc gia. Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền, Việt Nam đặc biệt coi trọng và luôn thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các nghĩa vụ và cam kết.

Đầu năm 2019, Việt Nam đã trình bày Báo cáo UPR chu kỳ III. Tiếp đó tháng 7, trong khuôn khổ Khóa họp 41 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Việt Nam công bố chấp thuận 241/291 khuyến nghị được các quốc gia đưa ra (chiếm gần 83%). Đây là tỷ lệ chấp thuận cao so với mặt bằng chung của các quốc gia.

Trong các báo cáo UPR chu kỳ I, II, Việt Nam đã bảo vệ thành công báo cáo và được Hội đồng Nhân quyền LHQ đánh giá cao trong việc xây dựng một kế hoạch tổng thể thực hiện các khuyến nghị về đảm bảo an sinh xã hội, đời sống tôn giáo, tín ngưỡng, quyền của các nhóm yếu thế, tăng cường giáo dục quyền con người... với trách nhiệm cụ thể được phân công cho từng Bộ, ngành liên quan.

Quyền con người tại Việt Nam - Điển hình thực hiện mục tiêu thiên nhiên kỷ của LHQ Quyền con người tại Việt Nam - Điển hình thực hiện mục tiêu thiên nhiên kỷ của LHQ

VTV.vn - Luôn lấy con người trung tâm, Việt Nam đã và đang từng bước được quốc tế ghi nhận là 1 điển hình trong thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước