Chỉ số này dựa trên nhiều tiêu chí như chi phí sống; sự ổn định kinh tế - chính trị; môi trường làm việc; bình đẳng thu nhập; hệ thống giáo dục; hệ thống y tế...
Sự tăng trưởng vượt bậc trong bảng xếp hạng này là nhờ sự ổn định chính trị - kinh tế, sự hài lòng của người dân và nhiều thành quả quan trọng khác khi chống chọi với đại dịch COVID-19.
Ngay từ những ngày đầu dịch COVID-19 bùng phát, Chính phủ đã thông tin rộng rãi tới người dân về mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh. Hàng loạt văn bản chỉ đạo của Đảng, Chính phủ được ban hành, huy động mọi nguồn lực và cả hệ thống chính trị vào cuộc.
Những người mắc COVID-19 được khám và điều trị miễn phí trong bối cảnh ở nhiều quốc gia trên thế giới bệnh nhân phải tự chi trả chi phí điều trị COVID-19.
Trong năm 2021, nhà nước đã trích hơn 45.000 tỷ đồng hỗ trợ người lao động và các doanh nghiệp, góp phần giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn phục hồi sản xuất.
Với cộng đồng doanh nghiệp, với những nhà đầu tư lâu năm nói chung và những ai vừa khởi nghiệp nói riêng, Việt Nam là một điểm đến lý tưởng để đầu tư kinh doanh hậu COVID-19. Theo một khảo sát của ngân hàng HSBC, 83% chuyên gia nước ngoài cảm thấy lạc quan về tương lai tại Việt Nam.
Lửa thử vàng, gian nan thử sức - chính trong khó khăn thử thách, người dân Việt Nam càng cảm thấy vững tin vào tương lai phát triển của đất nước.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!