Việc học trực tuyến có lẽ đã không còn quá xa lạ đối với học sinh các cấp sau thời gian dài nghỉ phòng dịch COVID-19. Bên cạnh chương trình giảng dạy online của trường, nhu cầu học tập trên các website giáo dục của học sinh cũng tăng đột biến. Sự thay đổi này đặt áp lực trong việc cập nhật và đổi mới các học liệu điện tử đối với các đơn vị cung cấp nhằm thu hút người dùng. Tuy nhiên, kèm theo đó là những phát sinh bất cập.
Vẫn cùng một nội dung kiến thức và cách thể hiện được soạn thảo và đăng tải lên website, một đơn vị cũng cấp giải pháp học trực tuyến không khó để tìm thấy các bài giảng được đăng tải y hệt trên một website học trực tuyến khác dù chưa có sự cho phép của mình. Theo đại diện đơn vị, việc bị sao chép nội dung giảng dạy trên môi trường số là điều khó tránh.
Thế nhưng, dù nhiều bài giảng bị sao chép, bản thân một số đơn vị cung cấp học liệu trực tuyến lại chưa mặn mà với việc đăng ký quyền tác giả đối với các sản phẩm.
Tuy nhiên, theo các luật sư, điều 14 trong Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định rõ tất cả giáo trình, bài giảng, bài phát biểu, bài nói chuyện… đều thuộc các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả.
Trường hợp các đơn vị đăng tải nội dung mà chưa có sự cho phép của chủ thể quyền, hành vi đó là trái pháp luật. Vì thế, các đơn vị bi xâm phạm quyền tác giả nên chủ động bảo vệ các sản phẩm sáng tạo của mình.
Có 3 biện pháp xử lý đối với hành vi này gồm:
- Khởi kiện ra toàn, chấp dứt hành vi vi phạm, công với bồi thường thiệt hại.
- Xử lý vi phạm hành chính theo quy định của Nhà nước.
- Xử lý bằng biện pháp hình sự.
Theo quy định, đối với hành vi đăng tải các bài giảng không bản quyền, mức xử phạt có thể lên tới 500 triệu đồng với các tổ chức và 250 triệu đồng với cá nhân. Đáng lưu ý, việc sao chép nội dung giảng dạy sẽ làm mất đi động lực sáng tạo trong quá trình biên soạn giáo trình dạy học của các thầy cô giáo và nhiều đơn vị xây dựng website học trực tuyến khác.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!