Ngày hôm nay, Liên hợp Quốc sẽ bỏ phiếu kín để đánh giá khả năng các ứng viên cho vị trí Tổng thư ký, người sẽ thay thế ông Ban Ki Moon hết nhiệm kỳ vào cuối năm nay. Đáng chú ý trong 12 ứng viên cho vị trí Tân Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, có một nửa là nữ giới.
Và theo đánh giá của giới truyền thông, bà Irina Bokova, quốc tịch Bulgaria, Tổng giám đốc của UNESCO đang là gương mặt sáng giá nhất trở thành Tổng thư ký Liên Hợp Quốc quốc trong nhiệm kỳ 5 năm tới.
Bà Irina Bokova là ứng viên sáng giá nhất cho vị trí Tổng thư ký Liên Hợp Quốc thay ông Ban Ki Moon
Không chỉ tại Liên Hợp Quốc, từ châu Á, châu Âu, châu Phi cho tới châu Mỹ, từ các thành viên G7 cho đến những quốc gia thuộc hàng kém phát triển, các nữ chính trị gia đang ngày càng thể hiện được vai trò cũng như tầm ảnh hưởng của mình.
Tại châu Âu, tiêu biểu là Thủ tướng Đức Angela Merkel, người đã nhiều năm liền dẫn đầu danh sách người phụ nữ quyền lực nhất thế giới và nữ Thủ tướng thứ 2 trong lịch sử nước Anh Theresa May. Tại châu Á, nổi bật lên là nữ Tổng thống đầu tiên của Hàn Quốc Park Geun-hye. Tại châu Phi là bà Ellen Johnson, người đã lãnh đạo 10 năm liền tại đất nước Liberia.
Bà Hillary Clinton đang đứng trước cơ hội lớn để trở thành nữ Tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử (Matt Rourke/AP)
Không dừng lại ở đây, tại quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất thế giới Mỹ cũng nhiều khả sẽ có một thống thống là nữ giới đầu tiên trong lịch sử, khi bà Hillary Clinton đanh giành nhiều ưu thế so với đối thủ Donald Trump trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng.
Theo số liệu thống kê cho đến tháng 1/2016 của Liên Hợp Quốc, bình đẳng giới trong hàng ngũ lãnh đạo chính trị trên giới đã có sự cải thiện nhất định.
Cụ thể, tỉ lệ nữ giới tham gia quốc hội và chính phủ tại các quốc gia được khảo sát nay đã chiếm khoảng 22%, tăng gấp đôi sau 20 năm. Dự đoán chiều hướng trên sẽ còn khả quan hơn nữa với sự xuất hiện của những nữ chính trị gia sáng giá thời gian trở lại đây.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!