Để giúp người nghiện cai nghiện thành công, tại cơ sở cai nghiện số 3, tỉnh Bình Dương, mỗi tháng một lần, đều tổ chức một buổi gặp giữa học viên cai nghiện và thân nhân, để họ không còn cảm giác bị bỏ mặc, xa lánh.
Tại cơ sở trên hiện có 1.200 học viên. Ngoài việc cai nghiện miễn phí, các học viên còn được đào tạo nghề. Tùy vào khả năng cũng như sức khỏe, mỗi học viên có thể chọn một trong các nghề như may công nghiệp, điện gia dụng, làm đồ thủ công... Mỗi sản phẩm các học viên làm được sẽ được trả 20.000 - 30.000 đồng tiền công. Số tiền này được trả vào một chiếc thẻ từ để mua sắm trong cơ sở cai nghiện.
Gia đình là nền tảng, chỗ dựa cho những người cai nghiện sớm trở lại cuộc sống. Với sự vào cuộc cứng rắn của cộng đồng bắt buộc chứ không vận động đi cai sẽ là giải pháp để giảm số lượng người nghiện ma túy ngoài xã hội. Gắn cai nghiện với dạy nghề sẽ giúp người cai nghiện khỏe mạnh, yêu lao động và không còn thời gian nghĩ đến ma túy.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!