Bộc lộ sự bức xúc, giận dữ hay đôi khi là đưa ra những lời miệt thị, mạt sát… đối với người làm mình cảm thấy "không ưa". Đó là những biểu hiện rõ nhất của phát ngôn gây thù ghét (hate speech). Đây được xem là một vấn nạn mà cả thế giới đang phải đối mặt trong kỷ nguyên số bởi những phát ngôn thù ghét, xúc phạm thông qua mạng xã hội ảo nhắm đến những con người thật đang ngày một nhiều.
Giờ đây, những kiểu phỉ bảng đầy hận thù này không chỉ là vấn đề của riêng cá nhân nào mà nó đang trở thành vấn đề cấp thiết đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Mạng xã hội đã và đang trở thành công cụ miễn phí và vô hình, cho phép bất kỳ ai cũng có thể sử dụng để tấn công hay trục lợi từ những phát ngôn truyền bá bạo lực, thù hận đối với cá nhân và tổ chức.
Trong một nghiên cứu mới tại Việt Nam cho thấy, gần 80% người được hỏi đều khẳng định từng là nạn nhân của phát ngôn gây thù ghét trên mạng xã hội hoặc biết những trường hợp tương tự. Không ai có thể dám chắc mình sẽ không là nạn nhân của những phát ngôn gây thù ghét. Vì vậy, mỗi người cần trách nhiệm với bất cứ bình luận hay chia sẻ, đồng thời hành động để ngăn chặn những phát ngôn như thế.
Các chuyên gia nghiên cứu, nhà quản lý đã đề xuất xây dựng một Bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội Việt Nam nhằm tăng cường thực thi quản lý Nhà nước với những quy định cứng rắn, cụ thể hơn, nhằm giảm thiểu và ngăn chặn các tác hại của phát ngôn gây thù ghét bất hợp pháp.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!