Tòa án dân sự không phải là một nơi mà thông thường người ta sẽ tìm đến để nghiên cứu về nguyên nhân tăng giá bất động sản. Tuy nhiên, tại Hong Kong (Trung Quốc), nếu muốn biết tại sao giá nhà lại tăng cao trong vòng 20 năm qua, bạn hãy đến tòa án dân sự. Bởi lẽ, đây chính là nơi hợp pháp hóa những vụ ly hôn và ly dị không phải chuyện hiếm tại Hong Kong.
Khoảng thời gian từ năm 1996 đến 2015, số cặp vợ chồng ly dị tăng tới gần 300% so với thời gian từ 1976 đến 1995.
Sau ly hôn, các cặp đôi thường sẽ không còn sống chung. Do đó, mỗi người lại cố gắng dành tiền để tìm chỗ ở mới hoặc đăng ký vào danh sách chờ nhận nhà ở công cộng nếu không đủ tiền mua. Hiện tượng xã hội này đã vô tình tạo áp lực với thị trường địa ốc vốn vô cùng đắt đỏ và khan hiếm tại Hong Kong (Trung Quốc).
Tờ Bloomberg trích lời của chuyên gia bất động sản Richard Wong của Đại học Hong Kong cho biết trong vòng 19 năm, từ 1976, tại Hong Kong (Trung Quốc) có khoảng hơn 800.000 cặp làm đám cưới. Thời gian này, chính quyền địa phương cho xây mới hơn 1 triệu căn hộ để đáp ứng nhu cầu nhà đất trong tương lai. Thế nhưng, khi xây dựng, không nhà quản lý nào tính tới vấn đề ly hôn cả. Vậy nên, trong quãng thời gian gần 20 năm tiếp theo, khi số vụ ly dị và tái hôn tăng lên bất thường tới gần 300% khiến hơn 1 triệu căn hộ được xây dựng thời gian năm 1976 đã không còn nhiều.
Hiện giới chức Hong Kong (Trung Quốc) đang đau đầu về vấn đề ly dị của người dân, bởi lẽ, nó vô tình khiến cho vay thế chấp bùng nổ, đẩy giá nhà chạm ngưỡng kỷ lục. Vì thế, rủi ro kinh tế cũng như xã hội từ vấn đề này vẫn chưa có hướng giải quyết.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!