Theo ghi nhận đã có 7 trường hợp mắc bệnh, trong đó 1 trường hợp tử vong; 6 trường hợp còn lại đang được điều trị tại Bệnh viện huyện Nam Trà My.
Trước đó, vào tháng 1 và tháng 5, hai ổ dịch bạch hầu cũng đã lần lượt xuất hiện tại huyện Tây Giang với 3 trường hợp tử vong.
Vi khuẩn bạch cầu gây viêm họng, nóng, sốt và nguy hiểm nhất là độc tố của vi khuẩn có thể theo máu tác động lên các cơ quan chính của cơ thể làm viêm tim, viêm thận, liệt tay, liệt chân, mắt lé, ngọng giọng, thậm chí là tử vong do các biến chứng.
Trước việc liên tiếp xuất hiện các ổ dịch bạch hầu tại Quảng Nam, phóng viên VTV đã có cuộc trao đổi với đại diện Sở Y tế Quảng Nam về vấn đề này.
Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu: Quinvaxem hoặc DTP, Td đầy đủ, đúng lịch.
2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
5. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vaccine phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!