Buổi hội thảo có sự tư vấn, đối thoại trực tiếp cùng những chuyên gia với nhiều năm trong nghề, kinh nghiệm nghiên cứu luật và tư vấn cho doanh nghiệp: anh Nguyễn Văn Được - Tổng Giám đốc công ty TNHH Kế toán và tư vấn Thuế Trọng Tín, Trưởng ban chính sách Hội tư vấn và Đại lý thuế TP. HCM (HTCAA); anh Đỗ Thành Công - Giám đốc sản phẩm UBot (thuộc hệ sinh thái akaBot FPT Software)... cùng hơn 1.000 khán giả là các kế toán, lãnh đạo doanh nghiệp theo dõi trực tuyến.
Tọa đàm có sự tư vấn của các chuyên gia giàu kinh nghiệm về tư vấn cho doanh nghiệp
Kế toán "loay hoay" với quy định mới
Kể từ năm 2021 đến nay, rất nhiều quy định mới về thuế và hóa đơn đã được ban hành và chính thức có hiệu lực, tiêu biểu như: Nghị định 123, thông tư 78 quy định về hóa đơn chứng từ, đặc biệt là hóa đơn điện tử, Thông tư 80/2021 hướng dẫn về Luật Quản lý thuế và Nghị định 15/2022, Thông tư 41/2022 quyết định về việc miễn giảm thuế. Tuy nhiên, trong thực tế lại có nhiều tình huống phát sinh khác nhau, khiến kế toán còn gặp nhiều khó khăn khi xử lý, đặc biệt là khi các quy định đều mới có hiệu lực và kế toán chưa hoàn toàn nắm rõ.
Với tư cách là nhà tư vấn công nghệ đã đồng hành cùng hơn 2000 phòng kế toán, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đại diện UBot - anh Đỗ Thành Công chia sẻ về khó khăn mà hầu hết các doanh nghiệp gặp phải: "Một số quy định từ khi ban hành đến khi có hiệu lực khá nhanh, vì vậy kế toán chưa kịp nghiên cứu đầy đủ, chi tiết hết do công việc hàng ngày cũng rất bận rộn. Thêm vào đó, việc thay đổi quy định cũng đòi hỏi các thói quen làm việc, quy trình làm việc trong phòng kế toán cũng phải thay đổi cho phù hợp".
Cũng với quan điểm tương tự, anh Lê Văn Hải - Giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín cho rằng, với hóa đơn giấy trước đây, kế toán có khi xuất cách số hay để đến cuối tháng mới xuất 1 lượt hóa đơn trong tháng nhưng khi đổi sang hóa đơn điện tử thì việc xuất hóa đơn phải chính xác từng ngày. Điều này đòi hỏi kế toán thay đổi sang một thói quen làm việc có kế hoạch hơn, đồng thời làm quen với ứng dụng công nghệ thông tin để giải phóng công việc thủ công nhằm tăng hiệu suất công việc.
Khó 1 nhưng lợi sẽ 10
Bên cạnh những khó khăn, bỡ ngỡ khi áp dụng quy định mới với nhân sự, ngành kế toán cũng mở ra nhiều cơ hội mới, tối ưu vận hành cho doanh nghiệp. Với kinh nghiệm đã tư vấn và hỗ trợ cho hàng trăm doanh nghiệp, anh Nguyễn Văn Được - Tổng Giám đốc công ty TNHH Kế toán và tư vấn Thuế Trọng Tín chia sẻ: "Dưới góc độ quản lý cũng như đơn vị tư vấn, tôi thấy các chính sách được ban hành gần đây đã mang đến nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp. Đặc biệt là quy định về hóa đơn điện tử đã tạo điều kiện thuận tiện trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để xử lý, tập hợp, quản lý, đánh giá dữ liệu tốt hơn. Chúng ta cần tận dụng những ưu thế này để bứt phá trong giai đoạn tiếp theo".
Các diễn giả trong tọa đàm "Thuế & Hóa đơn 2022: Gỡ rối cùng chuyên gia"
Thực tế, sau khi một số quy định và chính sách mới được áp dụng, rất nhiều các doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số đặc biệt với bộ phận kế toán - thuế trong công ty. Khi các chứng từ, hóa đơn kế toán đã được "điện tử hóa", công nghệ có thể tham gia để xử lý hết các tác vụ thủ công.
Chẳng hạn như khi chuyển đổi đồng bộ sang hóa đơn điện tử đã giúp kế toán có thể số hóa dữ liệu, sử dụng các phần mềm như Ubot invoice để tập hợp dữ liệu nhanh hơn, chính xác hơn. Một số doanh nghiệp đã đạt kết quả rất khả quan khi sử dụng UBot Invoice xử lý hơn 1.000 hoá đơn đầu vào trong 15 phút, giúp doanh nghiệp tiết kiệm đến 80% chi phí vận hành, loại trừ 100% sai sót thủ công và đặc biệt, tăng 60% năng suất làm việc. Từ đó, kế toán có thể tập trung vào những công việc như rà soát, phân tích…, nâng cao vai trò của kế toán trong doanh nghiệp, mở ra những cơ hội mới cho nghề kế toán phát triển hơn.
Buổi tọa đàm cũng là cơ hội để khán giả có thể tương tác, gửi câu hỏi và nhận được sự tư vấn trực tiếp, chi tiết từ các chuyên gia. Trong đó, các diễn giả cũng đã giải đáp gần 20 câu hỏi liên quan đến nghiệp vụ kế toán, thuế, hóa đơn như: vấn đề xử lý hóa đơn viết sai, thời điểm xuất hóa đơn với một số ngành nghề đặc thù, lưu ý về thuế với doanh nghiệp mới thành lập, khấu trừ thuế VAT, chính sách kế toán, thuế cho hộ kinh doanh…
Chia sẻ về các ứng dụng công nghệ giúp tự động hóa công tác kế toán, anh Đỗ Thành Công cho biết: "Các giải pháp công nghệ này có mức chi phí phù hợp với mọi doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp SME, chỉ từ vài trăm nghìn đến vài triệu đồng mỗi tháng. Chúng tôi đã phát hành UBot Invoice - giải pháp tự động quét, trích xuất dữ liệu hóa đơn tự động, chỉ 30 giây để xử lý 1 hóa đơn; UBot ePayment - quy trình phê duyệt đề nghị thanh toán tự động. Trong tương lai, UBot hướng tới một hệ sinh thái tự động hóa toàn diện cho phòng kế toán".
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!