Công nghệ khí hóa sinh khối: Giải pháp năng lượng bền vững cho chế biến nông sản

PV-Thứ hai, ngày 16/11/2020 16:12 GMT+7

VTV.vn - Sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam hàng năm tạo ra khoảng 118 triệu tấn chất thải nông nghiệp; và chỉ có 11% số này được sử dụng.

Vừa qua Oxfam cùng Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn Sáng tạo và Phát triển Bền vững (CCS) và các đối tác tổ chức hội thảo khởi động dự án "Công nghệ khí hóa sinh khối - Giải pháp năng lượng bền vững cho chế biến nông sản và quản lý chất thải ở nông thôn Việt Nam" (BEST), do Liên minh Châu Âu tài trợ.

Dự án do Oxfam tại Việt Nam quản lý và phối hợp thực hiện cùng Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn Sáng tạo và Phát triển Bền vững (CCS).

Công nghệ khí hóa sinh khối: Giải pháp năng lượng bền vững cho chế biến nông sản - Ảnh 1.

Hiện đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ gia đình (MSEs) sử dụng than và củi để đốt trực tiếp trong chế biến nông sản

Hội thảo dựa trên thực tế, đa số doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ gia đình (MSEs) sử dụng than và củi để đốt trực tiếp trong chế biến nông sản. Phương thức chế biến này gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dân, tăng chi phí sản xuất và giảm chất lượng sản phẩm. Trong khi đó, một lượng lớn phế phụ phẩm nông lâm nghiệp đang bị coi như chất thải, vứt bỏ và đốt gây ô nhiễm môi trường. Việt Nam hiện có 118 triệu tấn sinh khối hàng năm và chỉ có 11% số này được sử dụng.

Trong khi đó, một lượng lớn phế phụ phẩm nông lâm nghiệp đang bị coi như chất thải, vứt bỏ và đốt gây ô nhiễm môi trường. Theo thống kê của Bộ Công Thương năm 2017, sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam hàng năm tạo ra khoảng 118 triệu tấn chất thải nông nghiệp; và chỉ có 11% số này được sử dụng.

Công nghệ sinh khối được cho là một trong những giải pháp để khắc phục tình trang này. Theo đó, với công nghệ năng lượng sinh khối thích hợp, những phế phụ phẩm đó có thể được sử dụng làm nhiên liệu sinh khối để sinh nhiệt đáp ứng nhu cầu của các hộ sản xuất nông nghiệp, cung cấp nguồn năng lượng sạch hơn, rẻ hơn, đồng thời góp phần giảm ô nhiễm nông thôn.

Và dự án BEST được kỳ vọng sẽ giải quyết các vấn đề cốt lõi thông qua việc thúc đẩy công nghệ khí hóa sinh khối (VCBG) ở quy mô nhỏ để phù hợp với khả năng tài chính và công nghệ của doanh nghiệp, và phát triển hệ thống dịch vụ hỗ trợ tại địa phương.

Công nghệ khí hóa sinh khối: Giải pháp năng lượng bền vững cho chế biến nông sản - Ảnh 2.

Dự án BEST do Oxfam tại Việt Nam quản lý và phối hợp thực hiện cùng Trung tâm Nghiên cứu, Tư vấn Sáng tạo và Phát triển Bền vững (CCS)

"Dự án BEST sẽ góp phần đạt được mục tiêu toàn cầu về tiếp cận năng lượng bền vững, tăng trưởng bền vững và kinh tế xanh. Cụ thể là ứng dụng công nghệ VCBG sẽ giảm ô nhiễm sản xuất xuống mức thấp, cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng, từ đó thúc đẩy sản xuất bền vững. Chúng tôi kỳ vọng nhận được sự hưởng ứng của các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong việc áp dụng công nghệ, cũng như sự ủng hộ của các cơ quan quản lý về chính sách để thúc đẩy nhân rộng", bà Babeth Ngọc Hân Lefur, Giám đốc Quốc gia, Oxfam tại Việt Nam cho biết.

Theo kề hoạch, dự án BEST sẽ được thực hiện trong bốn năm từ 2020 đến 2024 tại các tỉnh Thái Nguyên, Lào Cai, Tuyên Quang và Yên Bái. Dự án sẽ làm việc với 2.500 hộ chế biến nông sản, 100 doanh nghiệp cơ khí và 400 đơn vị cung ứng sinh khối. Sẽ có khoảng 1,2 triệu người (50% phụ nữ) tại bốn tỉnh địa bàn dự án được hưởng lợi.

Tổng ngân sách của dự án là hơn 3 triệu Euro, trong đó Liên minh Châu Âu tài trợ 80%, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam và CCS đóng góp 20% ngân sách còn lại.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước