Em Masaki Shiratori nói: “Em đã từng cả ngày chúi mắt vào điện thoại và trò chơi trên điện thoại. Em không bao giờ ra khỏi phòng trừ khi đi vệ sinh. Điện thoại không bao giờ rời khỏi tay em”.
Masaki không phải là trường hợp duy nhất. Chỉ mới gần đây, các bậc phụ huynh mới hiểu nghiện smartphone thực sự có thể trở thành một căn bệnh chứ không chỉ là thói quen đơn thuần.
Não bộ con người qua hàng triệu năm tiến hóa đã thích ứng với việc viết, đọc và gần đây nhất là công nghệ. Những đứa trẻ lớn lên cùng công nghệ, cùng những trò chơi điện tử, máy tính, điện thoại đang tiếp xúc với một khối lượng thông tin khổng lồ hơn bao giờ hết và cũng nông cạn và ngắn hạn hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, do những thông tin trên mạng chủ yếu là dạng "mì ăn liền”, tức là không có chiều sâu, không yêu cầu các em phải suy nghĩ nhiều nên bộ não non nớt của các em có sẽ hấp thụ một cách vô thức với những thứ như bạo lực, máu me hay thông tin không phù hợp với lứa tuổi.
Nói cách khác, não bộ các em là một tờ giấy trắng đã bị mã hóa khi tiếp xúc quá nhiều với công nghệ. Những thông tin hữu ích từ sách vở hay khả năng sáng tạo sẽ chết dần chết mòn.
Nhưng bản thân các em không có lỗi. Ông Takashi Sumioka, chuyên gia nghiên cứu chứng nghiện Internet, cho biết: “Nhật Bản là một xã hội khuyến khích sự đồng bộ và tập thể. Nghĩa là nếu các em thấy cha mẹ mình hay bạn bè đồng lứa đều đang nhìn vào điện thoại, các em sẽ học tập theo. Các em sẽ thấy mình cũng nên làm như vậy để không khác biệt với mọi người”.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!