Nhiều công ty công nghệ của Mỹ không đtặ chân được vào Trung Quốc. (Ảnh: AP)
Trong một dự thảo mới về kiểm soát an ninh mạng, Trung Quốc mới đây nhấn mạnh đến việc thắt chặt kiểm soát những công nghệ bảo mật và có thể kiểm soát trong cơ sở hạ tầng thông tin nước này. Nhiều đồn đoán cho rằng dự thảo mới có thể được sử dụng như một công cụ trả đũa các công ty công nghệ Mỹ.
Không phải bây giờ Trung Quốc mới có động thái cẩn trọng với công nghệ từ nước ngoài. Mà đã từ lâu, nhiều ông lớn công nghệ của Mỹ, nếu muốn đặt chân vào thị trường khổng lồ của Trung Quốc, đều vấp phải một bức tường lửa khó lòng vượt qua. Trong đó có cả những cái tên công nghệ tưởng như đã chinh phục được cả thế giới.
* Gmail là một trong nhiều dịch vụ của Google bị hạn chế nghiêm ngặt tại Trung Quốc. Tại nước này, người dùng Internet không thể tìm thấy các kết quả tìm kiếm trên Google hay video trên YouTube. Năm 2006, Google từng kinh doanh tại Trung Quốc và chấp nhận bị kiểm duyệt. Nhưng từ năm 2010, công cụ tìm kiếm của Google bị cấm hoàn toàn. Còn YouTube bị chặn hoàn toàn tại Quốc vào năm 2009. Các dịch vụ khác của gã khổng lồ Mỹ cũng bị chặn tại Trung Quốc gồm Google Play, Google Maps, Google Drive, Hangouts, Blogger.
* Mặc dù đã học cả tiếng Trung Quốc, thậm chí đã gặp gỡ chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhưng ông chủ Facebook Mark Zuckerberg vẫn không đặt nổi chân vào thị trường màu mỡ này.
Từ tháng 7/2009, Bắc Kinh cấm hoàn toàn hoạt động của Facebook tại nước này và đến nay chưa có dấu hiệu nào cho thấy Bắc Kinh sẽ cho phép mạng xã hội lớn nhất thế giới trở lại với người dùng tại Trung Quốc. Nối gót Facebook và bị cấm tại Trung Quốc vào năm 2017 là các công ty con Instagram, Whatsapp, Messenger.
* Lẽ dĩ nhiên là một nền tảng có ảnh hưởng như Twitter cũng không tránh khỏi bị cấm tại Trung Quốc. Tuy nhiên, Twitter vẫn có khoảng 10 triệu người dùng ở Trung Quốc, họ đã phải dùng mạng VPN để vượt qua tường lửa.
* Dịch vụ lưu trữ trực tuyến Dropbox của Mỹ có doanh thu vượt mong đợi vào Quý I vừa rồi, khoảng 380 triệu USD, tuy nhiên lại không thể gây ấn tượng với thị trường tỷ dân và bị cấm tại Trung Quốc từ năm 2010.
Các công ty công nghệ nói trên và hàng chục công ty nhỏ khác nữa đều bị cấm khai thác thị trường 800 triệu người sử dụng Internet của Trung Quốc. Tuy nhiên, lợi nhuận vẫn đến từ những ngõ ngách khác, ví dụ như Facebook năm ngoái báo cáo lợi nhuận 5 tỷ USD thu về từ doanh thu quảng cáo của các công ty Trung Quốc trên nền tảng Facebook.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!