Quy mô IPO của Alibaba lớn nhất lịch sử: Có tiềm ẩn rủi ro?

Quỳnh Anh (VTV24 - bantintaichinh@vtv.vn)-Thứ sáu, ngày 19/09/2014 12:22 GMT+7

Đúng như kỳ vọng, quy mô chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Alibaba, công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc đã được nâng lên 25,03 tỷ USD.

Nếu IPO thành công, Alibaba sẽ trở thành doanh nghiệp có thương vụ IPO thành công nhất và lớn nhất trong lịch sử, vượt qua kỷ lục 22,1 tỷ USD đang nắm giữ bởi Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (AGBank). Chỉ còn chưa đầy một ngày nữa, Alibaba sẽ được niêm yết trên sàn chứng khoán NYSE tại Mỹ, đây cũng là câu chuyện mà giới đầu tư phố Wall đang xôn xao bàn tán trong những ngày này.

Alibaba chắc chắn là câu cửa miệng của giới đầu tư phố Wall thời gian gần đây. Nhu cầu cho cổ phiếu IPO của hãng lớn đến mức lãnh đạo của họ quyết định điều chỉnh giá IPO cũng như tăng quy mô IPO. Đây rất có thể sẽ là vụ chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng lớn nhất lịch sử. Nhưng có không ít ý kiến cảnh báo những rủi ro xoay quanh thương vụ này.

Ông Mark Mobius, Chủ tịch Tập đoàn Templeton Emerging Markets: “Rõ ràng là vụ IPO này bị làm quá lên, Alibaba đã làm tất cả để tạo tiếng tăm cho nó. Vừa hôm trước họ lfm roadshow ở Hong Kong và quay trở lại NY vào hôm tiếp theo, tạo ra nhiều hoạt động để các báo giật tít. Đó là cách mà Alibaba dìm đi những ý kiến tiêu cực. Tôi sợ rằng nhiều người muốn đầu tư cổ phiếu IPO của Alibaba còn không đọc hết báo cáo về cấu trúc của công ty”.

Giới phân tích cảnh báo những vấn đề nhà đầu tư có thể gặp phải khi đầu tư vào Alibaba. Hàng nhái cũng là vấn nạn trên các phương thức bán hàng của Alibaba. Công ty đã có nhiều nỗ lực ngăn chặn. Nhưng các thương hiệu lớn vẫn phàn nàn rất nhiều về chuyện hàng nhái hàng giả. Alibaba cũng không sở hữu hết hoặc kiểm soát được phần lớn những công ty liên kết của họ. Công ty cũng được cho là đã chi tiêu rất nặng tay trong những tháng trước sự kiện IPO, ví dụ tiêu biểu là Alibaba chi 200 triệu USD sở hữu 50% đội bóng Quảng Châu Evergrande, một quyết định khiến nhiều người khó hiểu.

Quyền sở hữu cũng là một vấn đề, Alibaba có một cấu trúc rất khác thường cho phép các đối tác của họ kiểm soát được ban giám đốc, đồng nghĩa với việc những cổ đông bình thường sẽ có rất ít tiếng nói. Chính cấu trúc này đã khiến họ bị hủy niêm yết trên sàn Hong Kong.

Ông Mark Mobius cho biết thêm: “Có rất nhiều tổ chức đầu tư thuận xu thế cho rằng, họ có thể kiếm lời bằng cách bán nhanh cổ phiếu IPO của Alibaba khi bắt đầu giao dịch. Những người này chắc hẳn đã có kinh nghiệm với cổ phiếu Alibaba ở Hong Kong. Lúc đầu diễn biến của nó rất tốt, liên tục tăng giá nhưng sau đó nó đi xuống và bị hủy niêm yết khỏi sàn Hong kong bằng đúng giá ban đầu. Cho nên, với nhà đầu tư thuận xu thế, cổ phiếu IPO của Alibaba có thể là tốt, còn với những đối tượng khác thì không”.

Một rắc rối có thể xảy ra với nhà đầu tư, đó là theo pháp luật Trung Quốc. Nhà đầu tư nước ngoài không thể đầu tư vào các công ty cung cấp dịch vụ Internet của Trung Quốc. Chính chủ tịch Alibaba ông Jack Ma đã vận dụng điều này hồi 2011 để chiếm hữu công ty thanh toán trực tuyến Alipay.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước