Sự thật phía sau “cái lỗ” bí ẩn trên Samsung Galaxy Note 10

Theo Dân trí-Thứ ba, ngày 13/08/2019 17:56 GMT+7

VTV.vn - Rất nhiều phỏng đoán được đưa ra dành cho cái lỗ nằm ở cạnh trên của Galaxy Note 10, cho rằng đây có thể là đèn LED và cũng có thể là cảm biến hồng ngoại.

Sau nhiều tháng chờ mong, Samsung Galaxy Note 10 cuối cùng đã chính thức ra mắt với nhiều thay đổi về kiểu dáng lẫn thiết kế so với model tiền nhiệm.

Một số điểm đáng chú ý nhất phải kể tới việc máy sở hữu cụm camera đặt dọc thay vì nằm ngang như Note 9, hay có một "cái lỗ" ở màn hình trước thay vì sử dụng "tai thỏ",... Thế nhưng, điểm thú vị về thiết kế trên Note 10 còn đến ở một chi tiết mà Samsung chưa hề giới thiệu, đó là một "cái lỗ" bí ẩn nằm tại đỉnh phía trên của máy, bên cạnh khe đặt SIM.

Sự thật phía sau “cái lỗ” bí ẩn trên Samsung Galaxy Note 10 - Ảnh 1.

Lỗ bí ẩn phía trên Galaxy Note 10 bị cư dân mạng phát hiện thấy.

Ngay lập tức, rất nhiều giả thuyết, phỏng đoán đã được đưa ra xung quanh bộ phận này. Có người cho rằng nó là một bộ định hướng sử dụng đèn LED (LED indicator), nhưng số khác lại nghĩ đây là một cảm biến hồng ngoại (IR Blaster) dùng để kiêm vai trò của một chiếc remote trong kết nối với các thiết bị IoT khác như TV, máy điều hoà,...

Tuy nhiên, câu trả lời sẽ khiến bạn thấy quen thuộc hơn rất nhiều.

Theo SamMobile, "cái lỗ" trên đỉnh máy thực ra chỉ là một chi tiết phụ của loa ngoài, nhằm kết hợp với loa dưới đáy để tạo ra hiệu ứng stereo mạnh mẽ hơn.

Nguồn tin này cũng cho biết việc bổ sung thêm loa phụ trợ là vô cùng cần thiết, do phần loa dưới của Galaxy Note 10 đã được làm nhỏ lại để phù hợp với tiết diện cạnh viền, và không có được chất âm lớn như trước đây.

Mặc dù sự thật về "cái lỗ" bí ẩn đã được tiết lộ, song nhiều fan hâm mộ của dòng Galaxy Note vẫn tỏ ra tiếc nuối, muốn nó là một cảm biến hồng ngoại để điều khiển các thiết bị IoT trong gia đình một cách dễ dàng hơn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước