Trẻ em - Nguồn nhân lực tiềm năng của khoa học quần chúng

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 15/06/2017 06:00 GMT+7

VTV.vn - Sự phát triển của công nghệ đang dần phá bỏ độ tuổi tham gia làm khoa học. Vì vậy, trẻ nhỏ cũng có thể trở thành những thành viên trong các dự án khoa học quần chúng.

Xu hướng "Khoa học quần chúng" đã gia tăng mạnh trong thời gian gần đây nhờ vào sự phát triển của công nghệ. Ví dụ như, chỉ với một chiếc điện thoại trang bị cảm biến, người dân có thể đo lường mức độ khúc xạ ánh sáng, mức độ tia UV tại khu vực mà mình sinh sống, từ đó có thể cung cấp thông tin cho các nhà quy hoạch đô thị. Sự phát triển của công nghệ cũng đang dần phá bỏ độ tuổi tham gia làm khoa học, vì vậy trẻ nhỏ cũng có thể trở thành những thành viên trong các dự án khoa học quần chúng.

Những đứa trẻ - những nhà sinh vật học mới nhất của Australia, đang tham gia vào dự án "Khoa học quần chúng" mang tên Questagame. Các em sử dụng một ứng dụng trực tuyến để khiến việc nghiên cứu môi trường tự nhiên trở nên thú vị hơn, mà lại đóng góp được cho cơ sở dữ liệu quốc gia về các loài sinh vật.

Tham gia Questagame, những đứa trẻ này sẽ đi tới môi trường tự nhiên. Chúng xác định các loài động vật, chụp ảnh chúng và tải lên hệ thống lưu trữ hình ảnh sinh vật quốc gia. Để làm cho công việc này thú vị hơn, các em còn tham gia vào cuộc thi xác định những loài động vật, thực vật mà các bạn cùng trang lứa đã chụp được. Trong hơn 5.000 người tham gia dự án Questagame, em Griffin Chong (8 tuổi) là người đứng thứ 6 trong cuộc thi xác định tên các loài động vật, còn em Austin McConville giành ngôi quán quân trong việc xác định tên các loài chim.

Bảo tàng Australia cho biết, họ luôn chào đón những dự án "Khoa học quần chúng" như thế này, đặc biệt là trẻ nhỏ. Trong năm 2016, 50.000 người đã tham gia một dự án quốc gia mang tên Wildlife Spotter, trong đó 3/4 là trẻ em.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước