Google đang dần đi sâu khai thác mọi khía cạnh của đời sống con người. Một trong những đột phá công nghệ gần đây nhất của công ty tỉ USD này là trí tuệ nhân tạo. Trong cuộc chạy đua của thời đại 4.0 giữa các ông trùm công nghệ, Google chứng tỏ mình không thua kém bất kì ai khi mới đây trí tuệ nhân tạo của công ty này có thể ứng dụng vào y học. Cụ thể là dự án DeepMind với khả năng dự đoán tuổi thọ của các bệnh nhân đang điều trị.
Một báo cáo khoa học xuất bản vào tháng trước trên báo Khoa Học Tự Nhiên đã miêu tả cụ thể cách thuật toán của Google sử dụng cơ sở dữ liệu lớn từ bệnh viện để dự đoán khả năng sống sót của cách bệnh nhân tại hai bệnh viện khác nhau. Tỉ lệ chính xác của trí tuệ nhân tạo của Google lên đến 95% tại bệnh viện thứ nhất và 93% tại bệnh viện thứ hai.
Những lời bình về nghiên cứu mới của Google cụ thể là: "Thuật toán mới có độ chính xác cao hơn hẳn so với phương pháp dự đoán tuổi thọ truyền thống. Mô hình mới vượt trội trên mọi khía cạnh y học. Chúng tôi tin rằng với cách tiếp cận vấn đề này, các bác sĩ có thể vẽ ra nhiều trường hợp điều trị y học từ đó tìm ra biện pháp tối ưu".
Trí tuệ nhân tạo đang được ứng dụng rất nhiều trong y học phương Tây
Một ví dụ không mấy vui về thí nghiệm so sánh giữa hai phương pháp dự đoán tuổi thọ bệnh nhân. Một bệnh nhân ung thư vú được Google AI (trí tuệ nhân tạo) dự đoán có 19.95% bệnh nhân sẽ mất tại bệnh viện bằng cách phân tích 175,639 đầu dữ liệu từ hồ sơ điều trị của bệnh nhân tại bệnh viện đó. Trong khi đó phương pháp dự đoán truyền thống đưa ra con số 9.3%. Trong vòng hai tuần bệnh nhân đó đã qua đời.
Dù dự án DeepMind đang tạo ra các luồng dư luận trái chiều, công nghệ này của Google cũng đã được ứng dụng vào 3 bệnh viện của Quỹ Hoàng Gia London. Kể từ khi bắt đầu phát triển vào năm 2013, dự án DeepMind đã được phép truy cập vào 1.6 triệu hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân của Chương trình Sức khỏe Quốc gia của Anh.