Ngũ cốc và các loại hạt: Ý dĩ, khoai mài, sữa đậu nành, hạt bí đỏ, hạnh nhân, quả óc chó… có tác dụng bảo vệ đầu xương trước tác dụng xói mòn của độc chất trong các ổ viêm xương khớp.
Rau củ, trái cây: Những loại rau củ màu vàng cam có tác dụng chống oxy hóa, có thể giúp phòng tránh được một số dạng viêm khớp, giúp giảm đau nhức khi mắc bệnh. Những thực phẩm này cũng hỗ trợ trị bệnh viêm đa khớp dạng thấp.
Một số loại gia vị: Các loại gia vị có tính ấm, giúp chống phong, hàn, thấp khớp, giảm đau, như gừng, tỏi, nghệ, hành tím, hành tây, ớt, quế... Các loại thực phẩm này cũng rất có ích cho người bị đau nhức khớp, nhất là khi trời lạnh.
Thực phẩm giàu axit béo omega-3: Các loại cá có chứa nhiều acid béo omega-3 (cá hồi, cá thu, cá trích, cá ngừ, cá basa, cá bông lau, cá hú…) cùng đậu nành, hạt lanh, dầu thực vật, dầu bí ngô đều tốt cho người bệnh thấp khớp.
Dầu oliu giàu hợp chất oleocanthal, giúp ngăn chặn các enzyme tham gia vào quá trình gây viêm nhiễm.
Sữa và các loại thực phẩm chế biến từ sữa: Trong sữa có chứa nhiều canxi - là thành phần cấu tạo nên xương - nên việc uống sữa đều đặn sẽ giúp chống loãng xương, giúp xương chắc khỏe.
Các loại nấm có tác dụng tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa lão hóa và hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, béo phì, đái tháo đường, ung thư, đặc biệt là tình trạng thoái hóa xương khớp.
Trong giá đỗ có chứa phyto-oestrogen (hormone oestrogen thực vật), đặc biệt là isoflavon giúp phòng ngừa bệnh loãng xương ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh.
Trà xanh luôn được biết đến như một thức uống chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ loãng xương vì trong thành phần của nó có chứa một hàm lượng đáng kể chất flavonoid.
Những thực phẩm cần tránh: Thực phẩm giàu photpho, thịt đỏ, các sản phẩm bơ, sữa nguyên kem, đồ ăn nhanh, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn chiên quá kỹ và nhiều dầu... đều không tốt cho tim mạch và xương khớp.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!