Theo các nghiên cứu đã được khảo sát, 50% trong số chúng ta có thể mắc phải tình trạng hôi miệng, gây không ít phiền toái trong khi giao tiếp trong công việc hay xã hội thông thường.
Bên cạnh tình trạng hôi miệng tạm thời, một số người có thể đang mắc vấn đề bệnh lý để dẫn đến triệu chứng trên. Vì thế, hãy cùng các chuyên gia tìm hiểu về nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả cho bệnh hôi miệng hoàn toàn:
Đâu là nguyên nhân khiến bạn có tình trạng hôi miệng và khi vào nên đi khám?
Khác với suy nghĩ của nhiều người, nguyên nhân của hôi miệng có thể đến từ cả đường hô hấp và tiêu hóa, bao gồm:
- Thức ăn: Một số loại thực phẩm có hương vị nồng như hành, tỏi, phô mai hoặc thuộc nhóm gia vị có thể gây ra hôi miệng. Không chỉ gây mùi khi đang nhai, những loại thực phẩm này khi tiêu hóa sẽ đi vào máu và đến hệ hô hấp và gây hơi thở khó chịu trong vài giờ. Ngoài ra, các loại đồ uống có acid cũng khiến tình trạng hôi miệng xuất hiện.
- Vệ sinh răng miệng kém: Mảng bám, thức ăn thừa bám lại ở răng, nướu hay lưỡi khi không vệ sinh thường xuyên là nguyên nhân gây nên hôi miệng.
- Khô miệng: Khi tuyến nước bọt không hoạt động tốt, khoang miệng của bạn sẽ không được làm ẩm và dẫn đến mùi hôi khó chịu sau đó. Lý do có thể đến từ việc ngủ mở miệng, bệnh lý tuyến nước bọt hay đang dùng thuốc điều trị.
- Thuốc lá/chất có cồn: Các loại sản phẩm này luôn gây mùi khó chịu đến người xung quanh khi bạn sử dụng.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Vi khuẩn không chỉ đe dọa đến hệ miễn dịch mà còn khiến hơi thở của bạn có mùi không mấy dễ chịu.
- Dị vật trong mũi: Sự hiện diện của vật lạ trong mũi có thể gây mùi khó chịu cho vùng miệng.
- Thuốc: Các loại thuốc chống trầm cảm, lợi tiểu, hạ huyết áp hay chóng loạn thần có thể có tác dụng phụ gây hôi miệng
- Răng giả hay niềng răng: Vệ sinh không đúng cách vùng răng đang chỉnh nha hay chụp sứ sẽ tạo nên những mảng bám có mùi không mấy dễ chịu.
- Bệnh lý: Tiểu đường, trào ngược dạ dày - thực quản (GERD), ung thư, suy thận hay gan đều có thể gây nên hôi miệng.
Trong trường hợp bị hôi miệng, hãy duy trì thói quen vệ sinh răng miệng lẫn dùng chỉ nha khoa ít nhất hai lần mỗi tuần. Nếu còn tiếp diễn hay có đi kèm tình trạng khô miệng, đau răng, sưng nướu hay khó nuốt, hãy đến gặp bác sĩ răng hàm mặt càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ tìm kiếm nguyên nhân thông qua bộ xét nghiệm chuyên sâu.
Những cách điều trị hôi miệng hiệu quả từ chuyên gia
Theo Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ, các bác sĩ khuyên bạn nên vệ sinh răng miệng khuyến cáo hãy nên đánh răng sau ăn ít nhất 2 lần/tuần và sử dụng chỉ nha khoa với các sản phẩm vệ sinh chuyên dụng có chứa flour.
- Vệ sinh vùng lưỡi sau khi ăn xong.
- Tăng cường vệ sinh bằng nước súc miệng kháng khuẩn.
- Khám răng định kỳ lẫn sức khỏe tổng quát 6 tháng/lần.
- Uống nhiều nước.
- Lấy cao răng để phòng tránh hôi miệng và nha chu theo định kỳ.
Phòng ngừa hôi miệng qua thói quen thường ngày
- Vệ sinh răng miệng và vùng lưỡi theo khuyến cáo của các chuyên gia như đã đề cập.
- Uống nhiều nước sau khi ăn xong.
- Hạn chế sử dụng thuốc lá và uống rượu bia.
- Tăng cường vệ sinh khi bạn có răng sứ hay đang niềng răng với khí cụ.
- Thay bàn chải đánh răng sau mỗi 3 tháng sử dụng.
- Hạn chế ăn các thực phẩm, gia vị gây mùi khó chịu.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!