Dựa vào tính cách của mỗi con mà người ta dùng trang trí ở những nơi khác nhau như mái hiên, nóc nhà, lan can, vũ khí, chiến thuyền…
Chẳng hạn, Bị Hí là con trưởng của Rồng. Linh vật có hình dáng thân rùa, đầu rồng, có sức mạnh vượt bậc, chịu được trọng lượng lớn nên thường được chạm khắc trang trí làm bệ đỡ cho các bệ đá, cột đá, bia đá…
‘ Bị Hí là con trưởng của Rồng có hình dáng thân rùa đầu rồng.
Li Vãn là con thứ hai của Rồng, còn có tên gọi là Xi Vẫn. Linh vật có đầu rồng, miệng rồng, thân ngắn, thích ngắm cảnh và thường giúp dân diệt hỏa hoạn nên được chạm khắc làm vật trang trí trên nóc các cung điện cổ, chùa chiền, đền đài…
Bồ Lao là con thứ ba của Rồng. Linh vật thích âm thanh lớn, thường được đúc trên quai chuông với mong muốn chiếc chuông được đúc có âm thanh như ý muốn.
‘ Bồ Lao thích âm thanh lớn nên thường được đúc trên quai chuông với mong muốn chiếc chuông được đúc có âm thanh như ý.
Bệ Ngạn là con thứ tư của Rồng. Thao Thiết là con thứ năm của Rồng. Công Phúc là con thứ sáu của Rồng. Nhai Xế là con thứ bảy của Rồng. Toan Nghê là con thứ tám của Rồng. Tiêu Đồ là con thứ chín của Rồng.
Những đặc điểm, tính cách và biểu tượng thiêng của 9 người con của Rồng sẽ được giải mã trong chương trình Thông điệp từ cổ vật sau đây: