Các đám mây bụi Sahara. (Ảnh: Getty Images)
Đây là phát hiện của các chuyên gia vật lý Cuba. Theo đó, các đám mây bụi được hình thành từ những cơn bão cát và khối bụi của sa mạc Sahara tại Bắc Phi có thể đạt độ cao từ 3 -7km, di chuyển sang phía Tây, vượt qua Đại Tây Dương cho tới khi bao phủ biển Caribe, vùng Đông Nam Mỹ, Mexico và Trung Mỹ.
Sự hiện diện đáng kể của các đám mây bụi ở Đại Tây Dương trong suốt tháng 7 và 2 tuần đầu tiên của tháng 8 vừa qua đã ngăn cản sự hình thành của áp thấp nhiệt đới cũng như quá trình mạnh lên của các cơn lốc xoáy nhiệt đới. Nguyên nhân là do chúng tạo ra bầu không khí đối lập với sự hiện diện của không khí nóng và khô cùng độ ẩm tương đối rất nhỏ. Ngoài ra, chúng còn làm gia tăng sự khác biệt của tốc độ và hướng gió theo chiều dọc ở các tầng trên của bầu khí quyển, ngăn cản hiện tượng nhiệt tích lũy năng lượng để phát triển thành bão.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!