Cách hạ nhiệt điện thoại khi trời nắng nóng

PV-Thứ sáu, ngày 21/06/2024 17:05 GMT+7

VTV.vn - Thời tiết nắng nóng có thể khiến điện thoại của bạn tăng nhiệt, từ đó làm giảm độ bền hoặc nguy hiểm hơn có thể gây cháy nổ.

Việc sử dụng điện thoại trong thời gian dài khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao có thể làm điện thoại bị nóng lên, dẫn đến tình trạng chai pin và giảm độ bền. Theo thời gian, pin của điện thoại sẽ xuống cấp, bị quá tải nhiệt và phồng rộp. Nếu tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá lâu, pin điện thoại có nguy cơ bị cháy nổ.

Theo tờ Washington Examiner, nhiệt độ lý tưởng cho điện thoại dao động từ 0 - 35 độ C và nhiệt độ an toàn là từ 36 - 42 độ C. Khi điện thoại quá nóng, màn hình sáng mờ hoặc tắt. Một số tính năng như chụp ảnh, bật đèn pin có thể bị vô hiệu hóa.

Lúc này, điều đầu tiên cần làm là tránh ánh nắng mặt trời, đưa máy đến môi trường mát hơn và dùng quạt để tản nhiệt. Lưu ý, không nên cho điện thoại vào tủ lạnh hoặc ngăn đá vì việc thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể khiến máy bị ẩm, dẫn đến tình trạng hỏng hóc.

Ngoài ra, người dùng nên tháo ốp khi điện thoại đang bị nóng và chọn loại ốp phù hợp. Bên cạnh đó, việc đóng các ứng dụng chạy nền và tắt Bluetooth giúp điện thoại hạ nhiệt. Trong quá trình mở Bluetooth, nếu chưa được kết nối, máy sẽ liên tục quét để tìm thiết bị và tăng nhiệt theo thời gian.

Màn hình điện thoại cũng gây hao pin, vì vậy người dùng nên giảm độ sáng màn hình xuống mức phù hợp với điều kiện ngoài trời.

Bé trai bị bỏng tay khi rút điện thoại đang sạc Bé trai bị bỏng tay khi rút điện thoại đang sạc

VTV.vn - Theo người nhà cho biết, khi trẻ rút sạc điện thoại, không may bàn tay bị bỏng nặng và phải nhập Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) để cấp cứu.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước