Nguồn: The Sun.
Với ngành hàng không ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng máy bay ngày một tăng cao, nhiều sân bay luôn bận rộn và nhiều khi không đáp ứng nổi yêu cầu của các hành khách.
Tuy nhiên, lại có rất nhiều sân bay rơi vào lãng quên và dần bị mục nát và trở nhành những địa điểm đáng sợ cho những người đến thăm.
Sân bay quốc tế Nicosia, Cộng hoà Síp
Được xây dựng từ những năm 1930, cảng hàng không quốc tế Nicosia đã từng được sử dụng như một sân bay quân sự trước khi đổi thành sân bay thương mại nội địa. Nó từng là địa điểm đón 800.000 khách mỗi năm.
Ngày nay, nơi đây bị bỏ hoang, cơ sở hạ tầng mục nát và không ai được xâm nhập vào khi chưa có sự cho phép của chính quyền địa phương.
Sân bay Ciudad Real Central, Tây Ban Nha.
Sân bay Ciudad Real Central được mở vào năm 2008 và là sân bay tư nhân đầu tiên tại Tây Ban Nha. Mỗi năm, nơi đây đón 10 triệu khách du lịch.
Sau khi tốn gần 1 tỷ bảng Anh để xây dựng, sân bay nhanh chóng phá sản vào năm 2012. Điều này dẫn tới sự lãng quên của cảng hàng không xa xỉ này. Được biết vào năm 2015, sân bay Ciudad Real Central được mua lại bởi một số nhà đầu tư Trung Quốc với giá rẻ bất ngờ 7.000 bảng.
Sân bay Berlin Tempelhof, Đức.
Toà nhà đầu tiên của sân bay Berlin Tempelhof được xây dựng từ năm 1923 trước khi bị Đức Quốc xã chiếm đóng và sử dụng trong suốt các cuộc chiến tranh.
Vào năm 2008, máy bay thương mại cuối cùng được cất cánh tại đây. Cho đến thời điểm hiện tại, sân bay này trở thành địa điểm công cộng cho một số hoạt động như trượt ván, trượt patin,...
Đây từng là một trong những toà nhà lớn nhất Châu Âu vào thời bấy giờ.
Sân bay này cũng trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh trước khi bị lãng quên.
Sân bay Croydon, Anh
Sân bay Croydon đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong Thế chiến thứ I với mục đích chống lại sự tấn công của máy bay, trước khi trở thành sân bay quốc tế đầu tiên trên thế giới sử dụng kiểm soát không lưu.
Tuy nhiên do diện tích quá nhỏ với lượng khách cần lưu thông, sân bay đã phải đóng cửa vào năm 1959. Hiện tại, nơi đây được cải tiến thành khách sạn và bảo tàng.
Sân bay quốc tế Kai Tak, Hong Kong
Được xây dựng xung quanh những dãy núi, hồ nước và những toà nhà cao chót vót khiến cho các phi công khó có thể hạ cánh một cách an toàn. Đã có thời gian, nơi đây là một trong những phi trường đông đúc nhất thế với với hơn 36 chuyến liên tục hạ cánh và cất cánh từng giờ. Tuy nhiên, một vài tai nạn đã xảy ra khi các phi công hạ cánh tại đây. Sau khi thành phố trở nên đông đúc, nơi đây đóng cửa vào năm 1998.
Kai Tak từng là một trong những cảng hàng không đông đúc nhất thế giới.
Đường bay trắc trở là một trong những lý do khiến sân bay này bị bỏ rơi.
Sân bay quốc tế Ellinikon, Hy Lạp
Được biết với một cái tên khác là Hellinikon, đây là cảng hàng không quốc tế của Hy Lạp trong hơn 60 năm. Được xây vào năm 1938, sân bay này phục vụ hàng triệu khách du lịch cho tới năm 2001, trước khi bị sân bay lớn hơn mang tên Eleftherios Venizelos thay thế.
Phi trường này cũng đã từng được trưng dụng cho Thế vận hội Olympic năm 2004 và giờ đây, nó trở thành nhà cho những người nhập cư.
Sân bay Quốc tế Yasser Arafat, Dải Gaza
Nằm tại dải Gaza thuộc Trung Đông, đây là sân bay đầu tiên của Palestin đi vào hoạt động năm 1998 với sự chứng kiến của Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Tuy là cầu nối đưa đón hàng ngàn hành khách nhưng đây cũng là địa điểm chính trị nhạy cảm giữa Palestin và Israel.
Năm 2001, nơi đây bị đánh bom và bị bỏ rơi sau đó.
Sau khi trải qua nhiều vụ đánh bom, chính quyền đã quyết định bỏ mặt sân bay Yasser Arafat mục nát.
Sân bay Jaisalmer, Ấn Độ
Đây là một trong những sân bay mới nhất bị bỏ hoang. Sân bay Jaisalmer được xây dựng năm 2013 với chi phí hơn 13 triệu USD. Tuy nhiên, nó lại chịu số phận "hẩm hiu" khi không được đưa vào hoạt động bởi bất kì hãng hàng không nào, khiến các máy móc bị bám bụi hoàn toàn.
Được đầu tư và xây dựng một cách quy mô nhưng sân bay Jaisalmer lại bị "ghẻ lạnh" bởi các hãng hàng không.
Các hãng hàng không được đồn thổi sẽ sử dụng nơi đây vào một tương lai không xa.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!