Gần 70% bệnh nhi mắc ung thư xương có thể khỏi bệnh

Kim Xuân-Thứ tư, ngày 02/12/2009 11:00 GMT+7

Theo nghiên cứu của Bệnh viện K Trung ương từ năm 2000 đến năm 2008, về bệnh Sacôm xương thường gọi là ung thư xương cho thấy, sau khi bệnh viện điều trị phối hợp phẫu thuật và hoá trị liệu bệnh Sacôm xương ở viện cho thấy tỷ lệ bệnh nhân sống trên 5 năm chiếm trên 68%. Điều đáng nói là với phương pháp này đã có rất nhiều bệnh nhi không phải phẫu thuật cắt bỏ chi.

Bệnh nhi Đinh Ngọc Diệp - 9 tuổi, cháu vừa phải phẫu thuật tháo khớp chân. Gia đình phát hiện cháu mắc bệnh cách đây 7 tháng và nhập viện khi bệnh đã nặng.

Bệnh nhi Diệp đã được điều trị hoá trị liệu, trước khi tháo khớp chân. Theo bác sĩ Trần Văn Công - Trưởng khoa Ung bướu Nhi, Bệnh viện K Trung ương, các bác sĩ đã lựa chọn việc điều trị hoá chất trước nhằm giữ lại chân trái cho cháu, nhưng do phát hiện muộn, khối u to nên, khả năng di căn lớn, vì vậy vẫn phải tiến hành phẫu thuật để giữ lại tính mạng cho cháu.

Bệnh Sacôm xương là ung thư mô liên kết tạo ra chất dạng xương có nguồn gốc từ tế bào gốc tạo xương. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi từ 15 đến 16, chiếm khoảng 54,8% đến 60% trong tổng số các ung thư xương nguyên phát và chiếm 2,6% trong tổng số ung thư trẻ em. Trước đây, những trường hợp mắc bệnh sacôm xương thường chỉ phẫu thuật cắt bỏ khối u, nhưng tỷ lệ khỏi chỉ chiếm khoảng 20%.

Với phương pháp điều trị phối hợp phẫu thuật và hoá trị liệu đã giúp cho tỷ lệ bệnh nhân sống thêm toàn bộ 5 năm là 68,2%. Để điều trị có kết quả thì việc phát hiện sớm ở giai đoạn đầu sẽ mang lại kết quả cao. Vì vây, các chuyên gia cũng khuyến cáo khi các bậc cha mẹ thấy trẻ đau đầu cách quãng trong vài tuần rồi tăng lên và thường xuyên hơn, đôi khi đau dữ dội, đau nhói kiểu gãy vụn xương cần đưa ngay tới các cơ sở y tế để kiểm tra để phát hiện sớm.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước