Chia sẻ về những lợi ích của mầm đậu nành, Thầy thuốc nhân dân, GS.TS Khoa học Nguyễn Đức Vy, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã nhấn mạnh và đánh giá cao công dụng gìn giữ sức khỏe - nhan sắc - sinh lý cho phái đẹp của loại thực phẩm này.
TTND.GS.TS Khoa học Nguyễn Đức Vy - Chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực Sản phụ khoa.
PV: Hiện nay, mầm đậu nành được sử dụng phổ biến ở các nước Châu Á, đặc biệt là trong việc làm đẹp và chăm sóc sức khỏe phụ nữ. Vậy thực tế, công dụng của mầm đậu nành đối với sức khỏe như thế nào, thưa giáo sư?
GS.TS Nguyễn Đức Vy: Mầm đậu nành là hạt đậu nành nảy mầm, có giá trị dinh dưỡng cao vì quá trình nảy mầm làm tăng hàm lượng protein, acid amin, muối khoáng… có trong hạt. Đặc biệt, mầm đậu nành còn có giá trị dược lý bởi rất giàu Isoflavone (estrogen thảo dược) - hoạt chất có tác dụng tương tự Estrogen giúp bổ sung cân bằng nội tiết tố nữ. Vì thế, mầm đậu nành rất tốt cho sức khỏe phụ nữ, đặc biệt là chị em bị bốc hỏa, mất ngủ, da sạm nám, rối loạn kinh nguyệt, "khô hạn"… do suy giảm nội tiết tố thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh. Đó cũng chính là lý do giúp mầm đậu nành trở thành thành phần quen thuộc trong chế độ ăn của người Châu Á từ hàng ngàn năm nay, nổi bật như tại Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hàn Quốc,...
Mầm đậu nành - Bí quyết chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp của nhiều nước trên thế giới.
Tại Việt Nam, Bệnh viện Phụ sản Trung Ương cũng đã từng thực hiện công trình nghiên cứu khoa học chứng minh tác dụng của estrogen thảo dược isoflavone cho phụ nữ ngoài 30 tuổi có các dấu hiệu suy giảm nội tiết tố nữ sử dụng trong 60 ngày. Kết quả cho thấy, khả năng cải thiện các triệu chứng như sau: Giảm 100% bốc hỏa; Giảm 92,9% mất ngủ
Giảm 81,1% nám, sạm da; Giảm 94,5% khô hạn, tăng ham muốn; Giảm 97,3% rối loạn kinh nguyệt,...
Với những công dụng của mầm đậu nành mang lại, tôi đánh giá cao loại thực phẩm này và cũng thường xuyên khuyên các chị em phụ nữ có các triệu chứng thiếu hụt nội tiết tố nữ thì nên bổ sung thêm các chế phẩm từ mầm đậu nành để gìn giữ tuổi xuân - sức khỏe - sinh lý.
PV: Vậy mầm đậu nành có tác hại gì đối với sức khỏe không, thưa giáo sư?
GS.TS Nguyễn Đức Vy: Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, mầm đậu nành là một loại thực phẩm - thảo dược hoàn toàn lành tính, không có tác dụng phụ và có thể sử dụng lâu dài, hàng ngày. Và hiện nay, qua nhiều công trình nghiên cứu cũng như nhiều năm công tác, khám chữa bệnh, tôi chưa ghi nhận có bất kỳ một trường hợp nào mà người bệnh sử dụng chế phẩm từ mầm đậu nành lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe, hay gây u, ung thư, hay làm tăng kích thước khối u cả. Chúng ta phải hiểu rằng: Thứ nhất, Isoflavone trong mầm đậu nành là estrogen thảo dược, không phải estrogen hóa tổng hợp, vì vậy không phải hormon thay thế do vậy không có tác động đến việc tăng sinh tế bào khối u, ung thư. Đồng thời Isoflavone trong mầm đậu nành có ái lực thấp hơn 500-1000 lần so với estrogen nội sinh trong cơ thể. Do đó, Isoflavone không gây quá sản nội mạc tử cung hay ung thư nội tử cung, ung thư vú, không làm tăng kích thước khối u.
Thứ hai, Isoflavone trong mầm đậu nành ưu tiên gắn chọn lọc với thụ thể Estrogen beta hơn là thụ thể Estrogen alpha (loại thụ thể có nhiều ở mô vú, tử cung), đồng thời có khả năng tự đào thải khi dư thừa nên không gây ung thư nội mạc tử cung, ung thư vú. Hơn nữa, nhờ khả năng làm giảm tác động của Estrogen tới các thụ thể alpha, Isoflavone còn có thể làm giảm nguy cơ mắc và tái phát một số bệnh ung thư liên quan tới loại thụ thể này như ung thư vú, ung thư cổ tử cung.
Điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học. Đơn cử như nghiên cứu trên 30.744 phụ nữ Trung Quốc ở Singapore cho thấy, ăn nhiều đậu nành giúp giảm 20% nguy cơ ung thư cổ tử cung. Hay gần đây nhất là nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Ninh Ba và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Ninh Ba (Trung Quốc), đã phân tích đánh giá 52 nghiên cứu, bao gồm 44.932 trường hợp ung thư và 861.372 người tham gia, kết quả cho thấy, tiêu thụ nhiều sản phẩm từ đậu nành giúp giảm đến 31% nguy cơ ung thư. Với 54g sản phẩm đậu nành tiêu thụ tăng thêm mỗi ngày giúp giảm 11% nguy cơ ung thư. Hiệu quả đặc biệt mạnh mẽ đối với ung thư buồng trứng, ung thư đường tiêu hóa, tuyến tiền liệt và ung thư phổi. Việc tiêu thụ mầm đậu nành nhiều ở các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc cũng giải thích cho tỷ lệ tử vong do ung thư thấp ở các nước này.
Nghiên cứu khoa học chứng minh mầm đậu nành giúp giảm nguy cơ ung thư được công bố trên tạp chí khoa học Nutrients ngày 27/03/2024.
Thứ ba, nếu hormone trong cơ thể bị rối loạn, chúng có thể khiến cho nội tiết tố bị ảnh hưởng, là nguyên nhân gây nên các khối u, đặc biệt là u tuyến giáp, u xơ tử cung, buồng trứng. Do đó, nhờ vào khả năng điều hòa nội tiết tố nữ, mầm đậu nành có thể làm giảm khả năng bị ung thư một cách đáng kể. Với những người đã và đang mang trong mình những khối u, việc điều hòa nội tiết tố cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm ngừng lại sự phát triển của chúng.
Vì vậy, các chế phẩm từ đậu nành hoàn toàn không gây ung thư, không làm tăng kích thước khối u; không chống chỉ định với phụ nữ có u nang, u xơ, ung bướu… mà ngược lại còn giúp ngăn chặn ung thư, tránh tái phát ung thư và hỗ trợ giảm các tác dụng phụ của quá trình hóa trị, xạ trị ở các bệnh nhân ung thư đang điều trị.
PV: Vậy nên sử dụng mầm đậu nành như thế nào để đạt hiệu quả cao, thưa giáo sư?
GS.TS Nguyễn Đức Vy: Để mầm đậu nành phát huy được tác dụng làm đẹp và cải thiện sức khỏe, phụ nữ nên sử dụng các dạng viên uống từ tinh chất mầm đậu nành. Vì chúng đã được bào chế, kiểm nghiệm với dây chuyền, công nghệ hiện đại, giúp đảm bảo nồng độ hoạt chất tối ưu, đồng thời dễ đo lường và tính toán được liều lượng sử dụng hàng ngày.
Đặc biệt cần tìm hiểu các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, uy tín, đã được kiểm chứng lâm sàng. Nói không với đậu nành biến đổi gen, và các chế phẩm chưa được kiểm định chất lượng hiện đang bán tràn lan trên thị trường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ khi sử dụng lâu dài.
PV: Xin cảm ơn những chia sẻ rất hữu ích từ GS.TS Nguyễn Đức Vy. Chúc giáo sư nhiều sức khỏe và thành công!
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!