Nhà sử học đến từ tỉnh Hắc Long Giang thuộc miền Bắc của Trung Quốc - Zhao Rongguang đã nghiên cứu kỹ lưỡng tất cả những tài liệu cổ về các bữa ăn hoàng gia bên trong Tử Cấm Thành.
Công trình nghiên cứu của Zhao tập trung vào ba nhân vật lịch sử đóng vai trò quan trọng trong việc định hình thói quen ăn uống của hoàng gia. Nhân vật đầu tiên là Khang Hy - hoàng đế của triều đại nhà Thanh do người Mãn Châu lãnh đạo đã nắm quyền kiểm soát hoàn toàn Trung Quốc sau năm 1644 khi nhà Minh bị lật đổ.
Khang Hy cai trị đất nước từ năm 1661 đến năm 1772 trong bối cảnh đất nước đã bước vào thời kỳ yên bình sau nhiều thập kỷ chiến tranh giữa các triều đại. Điều này đã dẫn đến một số thay đổi thú vị bên trong thực đơn hoàng gia.
Lúc đầu khi nhà Thanh mới chuyển đến Tử Cấm Thành, các món ăn ở vùng đất du mục Mãn Châu thường xuất hiện trên bàn ăn của hoàng đế. Các bữa ăn chủ yếu bao gồm thịt nướng và một số món ăn độc đáo có nguồn gốc từ Mãn Châu. Trong đó có tinh hoàn hổ và mào gà trống vì quan điểm ở triều đại này cho rằng chúng có tác dụng tăng cường ham muốn tình dục.
Tuy nhiên, đến thời vua Khang Hy đã có nhiều món ăn của dân tộc Hán bắt đầu xuất hiện trong những bữa ăn hoàng gia, chẳng hạn như món hầm mề vịt.
Thế giới ẩm thực bên trong Tử Cấm Thành dần chuyển sang một xu hướng mới khi đến thời cháu trai của vua Khang Hy - Hoàng đế Càn Long. Trong gần 61 năm trị vì (1735 - 1796), Càn Long đã ghi chép lại thực đơn hàng ngày của mình vô cùng tỉ mỉ. Đây là tư liệu để các nhà sử học hiện nay có thể tái hiện lại lối sống hoàng gia vào thời điểm đó.
Trong số các di tích để lại bao gồm một ấm trà sữa bạc có niên đại từ thế kỷ 18 hoặc 19. Xung quanh ấm trà là một bình đựng rượu bằng vàng có họa tiết hình mây và rồng tinh xảo cùng một chiếc bát thủy tinh.
Chiếc ấm trà cho thấy rằng trà sữa là một món ăn chính của người Mãn Châu lúc đó và tất nhiên là một phần tất yếu trong chế độ ăn uống của triều đình nhà Thanh.
“Những viên trà được nấu với nước sôi và sau đó thêm sữa, bơ cùng một nhúm muối. Tiếp đến, họ lọc lá trà ra và phục vụ món trà sữa bên trong ấm trà này”, nhà sử học Nicole Chiang chia sẻ.
Bên cạnh đó, Chiang cũng cho rằng lẩu cũng là món ăn được yêu thích ở triều đại nhà Thanh. Trong đó, những thực phẩm sống sẽ được nấu trong một bát nước sôi ngay trên bàn ăn của hoàng gia.
Zhao khẳng định ẩm thực trong thời kỳ Hoàng đế Càn Long có phần đa dạng hơn ở các triều đại trước. Thực đơn hàng ngày của triều đình còn bao gồm những món ăn truyền thống của người Mãn Châu như trứng nai châu Á nước, gà lôi và đuôi nai Sika.
Ngoài ra, vịt om hun khói, măng mùa xuân chiên với thịt lợn và súp yến sào với đường phèn là những món ăn có nguồn gốc từ vùng Giang Nam cũng được phục vụ thường xuyên ở Tử Cấm Thành. Hoàng đế Càn Long và các quý tộc khác của triều đại nhà Thanh tin rằng súp yến sào - được làm từ nước bọt đông đặc của chim yến cực kỳ bổ dưỡng.
Nhân vật cuối cùng có ảnh hưởng lớn đến xu hướng ẩm thực bên trong Tử Cấm Thành là Từ Hi Thái Hậu - người đã nắm giữ quyền lực đằng sau một vài vị hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc trước khi qua đời. Từ Hi Thái Hậu được biệt đến với lối sống xa hoa và sở thích ăn các món ăn Hán tinh tế.
Zhao chia sẻ: “Đó là thời kỳ xa hoa nhất trong triều đại nhà Thanh. Các bữa ăn hàng ngày của họ đã tăng từ 18 đến 23 món lên 25 đến 28 món".
Một trong số những bữa tiệc mang tính biểu tượng nhất trong thời kỳ của Từ Hi Thái Hậu là tiệc “Tian An Yan” kết hợp giữa 2 loại tiệc kiểu Mãn Châu với nhiều thịt nướng và tiệc theo phong cách Hán với súp yến sào và hải sản.
Theo Zhao: “ Các buổi tiệc kiểu Hán với nhiều loại hải sản quý hiếm như vây cá mập, hải sâm, sò điệp khô và môi cá. Kết hợp với đó là tiệc kiểu Mãn Châu bao gồm thịt lợn quay và vịt quay”.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!