Đệm cũ ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ
Theo thời gian, hình thức đệm sẽ thay đổi và có dấu hiệu hao mòn. Đặc biệt, đệm thường sẽ có hiện tượng chảy xệ ở tâm hoặc phần tập trung trọng lượng. Khi một vài bộ phận của đệm bắt đầu mất khả năng nâng đỡ, chúng sẽ làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn, dễ gây ra tình trạng thức giấc đêm khuya hoặc khó ngủ. Về lâu dài, điều này còn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe, bao gồm cả béo phì và bệnh tim mạch.
Chất lượng đệm không tốt cũng có thể gây ra cứng cơ và đau cơ thể. Nếu bạn thức dậy trong tình trạng đau nhức quanh cổ và vai thì rất có thể chiếc đệm của bạn đang xuống cấp.
Đệm cũ có thể là nơi trú ẩn của rệp và các chất gây dị ứng
Một nghiên cứu cho thấy, đệm có nồng độ mạt bụi cao nhất trong số tất cả các vật dụng trong nhà, cũng như là nơi trú ngụ cho vi khuẩn này sinh sôi nhanh chóng theo thời gian.
Nấm mốc và côn trùng trú ẩn trong bọt đệm cũng có thể gây dị ứng hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn. Nếu bạn nhận thấy các phản ứng dị ứng của mình trở nên tồi tệ hơn, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần một tấm nệm mới.
Không phải loại đệm nào cũng có “tuổi thọ” như nhau
Theo các chuyên gia, loại đệm thông thường có “tuổi thọ” trung bình là 8 năm, tuy nhiên, con số này cũng có thể cao hơn hoặc thấp hơn, tùy thuộc vào chất liệu và chất lượng sản phẩm.
Đệm cao su thường được bảo hành từ 20 đến 25 năm. Trong khi đó, đệm “memory foam” chất lượng tốt có thể tồn tại 10-15 năm nếu được chăm sóc đúng cách. Đệm “hybrid” có độ bền thấp hơn và thường phải thay sau 6 năm. Đệm nước tuy tiện lợi nhưng lại có độ bền khá thấp khoảng từ 5 đến 10 năm.
Đệm cũ thường phát ra âm thanh cót két
Nếu chỉ cần một tác động nhỏ cũng khiến đệm của bạn phát ra tiếng kẽo kẹt hoặc bị bật ra thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy các cuộn dây đã mất độ bền và chúng không hiệu quả trong việc kháng lực và chuyển động.
Mẹo kéo dài tuổi thọ của đệm
- Xoay bọt sau mỗi 3-6 tháng để đệm mòn đều cả hai mặt.
- Làm theo hướng dẫn vệ sinh do nhà sản xuất cung cấp.
- Mở cửa sổ phòng ngủ để thông gió tốt hơn, không để đệm bí hơi, tích tụ vi khuẩn.
- Không cho trẻ em và vật nuôi chạy nhảy, chơi đùa trên đệm để tránh làm hỏng các bộ phận bên trong của đệm.
- Hút bụi đệm giường cũng có thể giúp giảm chất gây dị ứng và mạt bụi.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!