Ký ức Việt Nam: Cuộc đối đầu giữa MIG21 và B52 năm 1972

Ký ức Việt Nam-Thứ ba, ngày 07/01/2014 11:51 GMT+7

Mặc dù MIG21 thiếu radar tầm xa, mang ít tên lửa so với những máy bay chiến đấu đa nhiệm cùng thời của Mỹ nhưng trong tay những phi công lão luyện của Việt Nam, với một cách tác chiến sáng tạo, MIG21 trở nên một sức mạnh trên bầu trời.

Những phi đội máy bay tiêm kích hiện đại MIG 21 đã được xây dựng từ năm 1966, tăng thêm sức mạnh cho lực lượng không quân non trẻ của Việt Nam, vốn chỉ có những chiếc MIG17, có từ thời chiến tranh Triều Tiên năm 1953.

Những phi công MIG21 được đào tạo tại Liên Xô. Khi về nước, họ được biên chế trong trung đoàn không quân 921 hay còn gọi là đoàn không quân Sao đỏ - trung đoàn không quân tiêm kích đầu tiên của Việt Nam.

Những phi công giỏi nhất được lựa chọn để đánh B52, chi có khoảng hơn 10 người. Đây cũng là những người quả cảm, sẵn sàng hy sinh để hoàn thành nhiệm vụ. Họ là một phần của huyền thoại 12 ngày đêm bảo vệ Hà Nội năm 1972.

‘ Dù thô sơ hơn B52 nhưng trong tay những phi công lão luyện của VN, MIG21 trở nên một sức mạnh trên bầu trời. (Ảnh: VTV Online)

Trên máy bay MIG21, chỉ có 2 đến 4 quả tên lửa. Khi đó, mệnh lệnh được đưa ra là tên lửa chỉ được dùng để bắn B52, chứ không được dùng để bắn máy bay tiêm kích đối phương. Như vậy, khả năng hy sinh của phi công sẽ cao hơn… Khi đó, việc sử dụng MIG21 để đánh B52 là chưa có tiền lệ. Giới quân sự quốc tế, vào thời điểm đó, cũng không dám chắc chắn về hiệu quả của nó.

Phương án tác chiến chống B52 được xây dựng tỷ mỉ từ việc phát hiện B52, cách mở radar, tiếp cận, cách tránh máy bay tiêm kích hộ tống của địch, cho đến cự ly phóng tên lửa và thoát ly…

Đêm 20/11/1971, phi công Vũ Đình Rạng cất cánh từ sân bay Anh Sơn đã bắn bị thương một chiếc B52 của địch. Trận đánh này khẳng định, MIG21 có thể tiêu diệt B52.

Việc nghiên cứu quy luật hoạt động và tính năng của máy bay B52 đã được tiến hành từ trước đó, nhưng khi những loạt bom đầu tiên được thả xuống Hà Nội, cán bộ chiến sĩ bộ đội không quân đã trải qua một cảm giác hết sức nặng nề.

Sau những trận đầu tiên MIG21 xuất kích, không quân Mỹ tập trung đánh phá các sân bay lớn.

Các máy bay tiêm kích của ta được lệnh chia nhỏ ra và di chuyển đến các sân bay dã chiến, được bố trí ở nhiều nơi, như Hà Nội, Thanh Hóa, Yên Bái... Hệ thống dẫn đường cũng được thiết lập rộng khắp, có thể dẫn dắt cho máy bay của ta cất cánh từ các sân bay dã chiến khác nhau. Đây là một yếu tố chiến thuật, đảm bảo cho lực lượng không quân tác chiến vì khi đó, quân đội Mỹ có khả năng phát hiện ra những máy bay của ta khi cất cánh từ các sân bay lớn.

Trong suốt chiến dịch 12 ngày đêm bảo vệ Hà Nội, hai phi công Phạm Tuân và Vũ Xuân Thiều đã bắn rơi 2 chiếc B52. Phi công Vũ Đình Rạng bắn bị thương một chiếc khác, khiến nó phải hạ cánh ở Thái Lan. Mặc dù MIG21 thiếu radar tầm xa, mang ít tên lửa so với những máy bay chiến đấu đa nhiệm cùng thời của Mỹ nhưng trong tay những phi công lão luyện của Việt Nam, với một cách tác chiến sáng tạo, MIG21 trở nên một sức mạnh trên bầu trời.

Có tới 50 quốc gia đã và đang sử dụng MIG21, nhưng cho đến thời điểm này, không quân Nhân dân Việt Nam là lực lượng không quân duy nhất đã sử dụng MIG21 để tấn công trực tiếp B52 và bắn hạ được B52.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước