Câu chuyện về Đài tưởng niệm Khâm Thiên 1973

Ký ức Việt Nam-Thứ bảy, ngày 04/01/2014 11:00 GMT+7

Tượng đài này lấy nguyên mẫu hình ảnh của một phụ nữ người Hà Nội đã bị chết đứng ngay chân cầu thang nhà số 47 đổ nát trong đợt máy bay B52 rải thảm năm 1972.

Sau đợt ném bom cao điểm của đế quốc Mỹ trong 12 ngày đêm năm 1972, họa sĩ Nguyễn Tự sáng tác tượng đài Khâm Thiên lấy cảm hứng từ một Người mẹ chết nhưng vẫn giữ nguyên tư thế đứng ôm chặt, che chở cho con. Và người con bé bỏng, tuy không còn sống nhưng tấm thân còn mềm, cánh tay vẫn bám chặt vào mẹ như muốn bấu víu vào cuộc sống mỏng manh.

‘ Tượng đài như một minh chứng cho tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam. (Ảnh: VTV Online)

Trong đêm 26/12/1972 , máy bay B52 rải thảm đã khiến 577 người dân vô tội chết và bị thương, phá hủy hoàn toàn 534 ngôi nhà và làm hư hỏng 1.200 ngôi nhà khác.

Tuy không có mặt tại hiện trường cuộc giải cứu sau khi bị B52 rải thảm nhưng họa sĩ Nguyễn Tự đã được nghe rất nhiều câu chuyện đau thương đã xảy ra. Ông quyết định làm bức tượng bằng đất, lấy nguyên mẫu hình ảnh của một phụ nữ người Hà Nội đã bị chết đứng ngay chân cầu thang nhà số 47 đổ nát. “Đó là hình ảnh có giá trị tố cáo tội ác của giặc Mỹ và thể hiện tình thần bất khuất của người dân Việt trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc”, họa sĩ Nguyễn Tự chia sẻ như vậy.

Trong buổi lễ khánh thành đầy khói hương đầu năm 1973, người đứng đầu Thành phố Hà Nội, Chủ tịch Trần Duy Hưng đã có mặt. Và những nén hương thắp cho đồng bào đã ngã xuống như một sự chia sẻ với người đã khuất và là lời động viên với người đang sống.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước