Làm thế nào để được… tăng lương?

Bình Dương (Dịch)-Thứ hai, ngày 14/01/2013 11:08 GMT+7

Bạn muốn kiếm nhiều tiền hơn? Nếu thực tế, bạn xứng đáng được nhận mức lương cao hơn thì đó là thời điểm bạn nên đề xuất ý kiến của mình với sếp.

Việc đề nghị sếp tăng lương tương tự như việc yêu cầu anh chàng tốt nhất của bạn tiến thêm một bước trong mối quan hệ của hai người vậy. Điều đó hơi lúng túng, căng thẳng và khó khăn, nhưng cần thiết. Với sự bắt đầu của năm mới, bạn hãy tự tin và đưa ra đề xuất mà bạn cảm thấy mình xứng đáng được hưởng.

Bước 1: Xác định giá trị của bạn

Giá trị của bạn là những gì bạn mang lại cho cơ quan. Liệt kê những lý do cho thấy bạn là một tài sản có giá trị đối với nơi bạn làm việc và chính xác những gì tạo nên sự khác biệt giữa bạn và những cá nhân khác.

Bạn nên tự hỏi: “Tại sao mình xứng đáng được tăng lương?” và “Điều gì tạo nên sự khác biệt ở mình so với các đồng nghiệp?” Hãy trao đổi những câu trả lời ấy cho sếp của bạn khi yêu cầu được tăng lương.

Mẹo: Tham khảo mức lương của những người khác đang làm việc trong cùng lĩnh vực của bạn giúp xác định giá trị của mình.

Bước 2: Không ngừng phấn đấu để cải thiện

Bắt đầu làm việc chăm chỉ hơn và cải thiện các kỹ năng liên quan đến chuyên môn của bạn vài tháng trước khi đề xuất tăng lương. Hãy phấn đấu vượt lên những gì sếp mong đợi ở bạn.

Ngoài ra, bạn nên hỏi sếp xem có cần bạn hỗ trợ thêm trong công việc gì và tình nguyện giúp đỡ các đồng nghiệp đang cần được hướng dẫn thêm. Điều này cho thấy bạn là một người có tinh thần làm việc nhóm tốt và xứng đáng được tăng lương.

Mẹo: Nếu khả năng làm việc của bạn đã tiến bộ hơn hẳn trong nhiều tháng, việc đề xuất tăng lương của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều. Hãy chắc chắn rằng cần nhấn mạnh rằng bạn sẽ tiếp tục phấn đấu không ngừng và luôn rèn luyện trau dồi nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn.

Bước 3: Trình bày và chờ đợi

Đừng đi thẳng vào văn phòng của sếp và đề xuất mong muốn được tăng lương ngay lập tức. Hãy trình bày trường hợp của mình với những quan điểm tích cực và kiên nhẫn. Người phụ trách của bạn có thể cần phải đề xuất lên cấp cao hơn nữa. Còn nếu không thấy lãnh đạo phản hồi trong vòng hai tuần, bạn nên xúc tiến một cuộc gặp tiếp theo với sếp.

Mẹo: Khi trình bày, bạn nên tập trung vào những thành tích của mình và những gì tạo nên giá trị của bạn đối với công ty. Hãy bỏ qua bất kỳ thông tin nào mang tính cá nhân, chẳng hạn như “Tôi cần được tăng lương để có thể hỗ trợ gia đình” hay “Tôi đang gặp chút rắc rối…”. Những lời bày tỏ như thế này không cấu thành lý do xứng đáng để được tăng lương.

Điều gì sẽ xảy ra nếu sếp từ chối đề xuất của bạn?

Hãy tự tin và mong đợi được sếp chấp thuận lời đề nghị tăng lương, nhưng bạn cũng cần chuẩn bị tư tưởng sẵn sàng nếu sếp từ chối yêu cầu của bạn. Bạn nên hỏi lý do tại sao và xác định phải làm gì tùy thuộc vào câu trả lời. Nếu không thể được tăng lương vì ngân sách, bạn có thể muốn xem xét khả năng chuyển đổi nơi làm việc.

Mặt khác, nếu lý do không được tăng lương dựa trên hiệu quả công việc thực tế thì bạn nên đề nghị sếp có ý kiến phê bình, xây dựng và phản hồi trực tiếp với bạn. Bạn cần ghi nhớ những điểm này và hoàn thiện những yếu điểm ấy, đồng thời, yêu cầu thông tin phản hồi thêm từ cấp trên trong quá trình làm việc. Và một vài tháng sau đó sẽ là thời điểm an toàn để bạn có thể đề xuất tăng lương một lần nữa.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước