Làm thế nào để tăng cường khả năng ghi nhớ?

Nhã Khanh (Theo Eatingwell)-Thứ tư, ngày 11/09/2024 18:42 GMT+7

VTV.vn - Việc mắc kẹt trong thói quen lặp đi lặp lại có thể khiến chức năng nhận thức, ghi nhớ bị suy giảm.

Thiết lập thói quen là nhu cầu của rất nhiều người để xây dựng nếp sống quy củ, kỷ luật. Hình thành thói quen lành mạnh trong sinh hoạt, làm việc, tập luyện giúp ích rất nhiều cho sự phát triển về mặt thể chất, tinh thần. Tuy nhiên việc phụ thuộc quá nhiều vào vòng lặp thói quen lại được cho là lý do khiến khả năng ghi nhớ giảm sút.

Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng việc đa dạng hóa các hoạt động hàng ngày và linh hoạt thay đổi những gì bạn làm thực sự có thể nâng cao chức năng nhận thức tổng thể. Nghiên cứu đã đánh giá dữ liệu của người tham gia khảo sát về trải nghiệm hàng ngày và phát hiện ra rằng những người có sự đa dạng về hoạt động hàng ngày thường có trí nhớ tốt hơn.

Ngay cả khi bạn thấy mình có sự thay đổi trong cuộc sống hằng ngày, thì vẫn có thể "mắc kẹt" với những thói quen nhất định chẳng hạn như giờ ăn, thói quen khi ăn, món ăn... Nghiên cứu cho thấy chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng sẽ giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và chức năng nhận thức.

Làm thế nào để tăng cường khả năng ghi nhớ? - Ảnh 1.

Chế độ ăn cân bằng, đa dạng các loại thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe tinh thần và khả năng ghi nhớ (Ảnh: Harvard Health)

Thay đổi thói quen có vẻ là điều không dễ dàng, không được chào đón, nhất là với những người cho rằng họ đã rất nỗ lực, kiên trì để có thể xây dựng thói quen, lối sống lành mạnh, khoa học. Tuy nhiên, hãy thử thay đổi thói quen một cách linh hoạt. Ví dụ phá vỡ việc nấu nướng dần trở nên nhàm chán, mệt mỏi thường ngày bằng cách thử chế biến món mới mỗi tuần hay thử các loại nguyên liệu, công thức nấu nướng mới. Việc học tập những điều mới mẻ luôn là cách để khiến bản thân mỗi người tích cực hơn với việc rèn luyện khả năng ghi nhớ. Đây cũng là cơ hội khuyến khích khám phá những sở thích, sở trường mới chẳng hạn như học ngoại ngữ, chơi nhạc cụ nào đó.

Thử những điều mới và thay đổi những gì bạn làm (kể cả những việc đơn giản) có liên quan đến khả năng nhận thức lâu dài trong suốt cuộc đời. Thử thách não bộ bằng các hoạt động mới ngay từ khi còn trẻ có thể giúp bảo vệ não khỏi tình trạng mất nhận thức khi về già.

Làm thế nào để tăng cường khả năng ghi nhớ? - Ảnh 2.

Khả năng ghi nhớ của não bộ có thể được cải thiện bằng cách thay đổi một cách linh hoạt, khoa học thói quen thường ngày (Ảnh: Jirsak/Shutterstock)

Việc rèn luyện trí óc hàng ngày và tạo những cơ hội mới để giải quyết những vấn đề mới giúp não bộ được kích thích và thách thức khả năng thay đổi của não.

Việc thay đổi thói quen không chỉ cải thiện sức khỏe nhận thức mà còn khiến con người cảm thấy vui vẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng mọi người có xu hướng hạnh phúc hơn khi thoát khỏi thói quen hàng ngày và tự mình khám phá những địa điểm và trải nghiệm mới.

Bên cạnh việc thử thách bằng những việc ngẫu hứng, mới mẻ thì thực hiện những thói quen lành mạnh sau có tác dụng tăng cường trí nhớ:

-Ngủ đủ giấc: Thói quen hết sức quan trọng cho sức khỏe, những điều kỳ diệu cho cơ thể sẽ đến cùng với giấc ngủ chất lượng, đủ đầy.

-Ăn nhiều trái cây rau củ: Đây là những thực phẩm lành mạnh, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể nhất là chất chống oxy hóa, có thể làm giảm tốc độ suy giảm trí nhớ.

-Duy trì hoạt động thể chất: nên hướng tới một số bài tập có tác dụng tốt cho não bộ như aerobic hay bài tập về sức bền.

Rèn luyện thư pháp giúp làm chậm chứng mất trí nhớ Rèn luyện thư pháp giúp làm chậm chứng mất trí nhớ Cách đơn giản để trở nên ngăn nắp Cách đơn giản để trở nên ngăn nắp Ngủ 6 tiếng mỗi ngày có được coi là đủ? Ngủ 6 tiếng mỗi ngày có được coi là đủ?

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước