Làm thế nào để tránh ngộ độc thực phẩm đông lạnh?

Bình Dương (Dịch)-Thứ sáu, ngày 04/05/2012 07:00 GMT+7

Juliana Manden, Phó giám đốc điều hành Hiệp hội Thông tin an toàn thực phẩm Australia đã cảnh báo về những nguy cơ bị ngộ độc từ thực phẩm đông lạnh là rất cao cho dù người sử dụng ở lứa tuổi nào.

Tại Australia, mỗi năm ước tính khoảng 5,4 triệu người bị bệnh do thực phẩm. Những người có sức khỏe kém càng có nguy cơ cao. Juliana Madden, Phó giám đốc điều hành Hiệp hội Thông tin an toàn thực phẩm Australia khuyến cáo cần chú ý đặc biệt với những người trên 60 hoặc dưới lứa tuổi 5 – 6 bởi ở giai đoạn khởi đầu của cuộc sống, hệ miễn dịch vẫn đang phát triển và thoái hóa ở phần cuối cuộc đời. Những người phụ nữ đang mang thai cũng phải rất cẩn trọng. Có thể, họ vẫn khỏe mạnh nhưng thực phẩm hư hỏng có thể ảnh hưởng đến thai nhi.

Những người hoàn toàn khỏe mạnh cũng nên cẩn thận khi sử dụng thực phẩm đông lạnh. Trong một số trường hợp chủ quan, thực phẩm đông lạnh có thể là một sự cố rất bất thường và bi thảm. Vậy nên, để bảo vệ sức khỏe, một số giải pháp đơn giản trong bài sau hy vọng phần nào giúp các bạn giảm thiểu rủi ro do ngộ độc thực phẩm.

Thịt

Cho dù nó được đông lạnh hay không, bất cứ loại thịt nào ở bên ngoài hoặc tiếp xúc với không khí đều cần phải được nấu chín. Nhiệt độ cao có thể tiêu diệt vi khuẩn.

Gà, phụ phẩm sau giết mổ, thịt hỗn hợp như xúc xích hoặc bánh hamburger thịt băm là những loại đặc biệt dễ nhiễm vi khuẩn, vì vậy nên được nấu chín kỹ để đề phòng mầm bệnh “ẩn nấp” sâu bên trong thực phẩm.

Việc chia nhỏ thịt thành từng miếng trước khi đông lạnh sẽ dễ dàng hơn cho bạn khi cần chế biến. Các chuyên gia khuyên chúng ta nên rã đông chúng ngay trong tủ lạnh nếu tủ có chế độ này.

Việc này sẽ mất nhiều thời gian hơn, nhưng rã đông bên ngoài có nghĩa là thực phẩm sẽ ấm lên, do đó, các tác nhân gây bệnh sẽ có cơ hội hoạt động. Đó là một môi trường hoàn hảo - sự ấm áp trong nhà bếp và độ ẩm lý tưởng. Ngoài ra, nếu thực phẩm được rã đông trong tủ lạnh, nó có thể vẫn đảm bảo chất lượng sau một ngày hoặc đông lạnh lại.

Chúng ta có một số lý thuyết về thời gian đóng băng cho thực phẩm với điều kiện miễn là tủ lạnh hoạt động tốt) nhưng về chất lượng thực phẩm cho thấy cá nên giữ đông dưới 01 tháng, gà 3-4 tháng trong khi thịt thô có thể giữ được đến 01 năm.

Sữa và trứng

Rất nhiều người sẽ không đông lạnh sữa hoặc kem, nhưng có nhiều thứ làm cho chúng bị suy giảm chất lượng hơn so với độ an toàn. Đông lạnh có thể ảnh hưởng đến các chất dinh dưỡng và kết cấu bề mặt của thực phẩm. Ví dụ, sữa (kể cả bơ và sữa chua) có thể bị loãng ra, mất đi độ mịn và hương vị.

Các hãng sữa Úc không khuyến khích bạn làm đông cứng pho mát loại tươi hay mềm.

Pho mát cứng cũng vậy, làm đông lạnh khiến nó bị khô và dễ vỡ trừ khi cần xát nhỏ để chế biến trong các món ăn khác.

Với kem và những loại sữa khác, nguyên tắc chung là để ở ngoài và không đóng băng lại khi chúng đã được rã đông một phần.

Trứng tốt khi để đông lạnh, nhưng không áp dụng khi còn nguyên vỏ vì chúng sẽ bị vỡ. Nếu một quả trứng có bất kỳ vết nứt nào trên vỏ hoặc dính nhiều phế phẩm của gà, vịt thì bạn nên bỏ đi ngay lập tức. Bởi lẽ, người ta đã phát hiện thấy khuẩn salmonella được sinh ra bởi thịt, gia cầm, trứng và cả những phế phẩm của chúng.

Rau và trái cây

Trái cây có chất lượng ít bị ảnh hưởng nhất trong quá trình rã đông, tuy nhiên kết cấu của chúng sẽ thay đổi sau khi đóng băng lại.

Rau nói chung có thể được nấu trực tiếp ngay sau khi lấy từ tủ đá, nhưng khi đông lạnh cần được giữ ở -18 độ C và thời gian lưu trữ không quá 6 tháng.

Với bất kỳ loại thực phẩm nào cũng vậy, nếu bạn nhận thấy có dấu hiệu hư hỏng nào thì an toàn nhất là không nên ăn.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước