Lần đầu tiên các nhà khoa học phục hồi thành công RNA từ một loài đã tuyệt chủng

Mai Linh (theo CNN)-Thứ ba, ngày 26/09/2023 12:00 GMT+7

Các nhà nghiên cứu lấy mẫu mô từ mẫu hổ Tasmania 130 tuổi được bảo quản ở nhiệt độ phòng tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển ở Stockholm (Ảnh: Emilio Mármol Sánchez).

VTV.vn - Giới khoa học đã thành công phục hồi RNA từ mẫu hổ Tasmania 130 tuổi, mở ra con đường mới về việc hồi sinh loài vật này.

Trong một nghiên cứu mới được công bố, các nhà khoa học đã thành công lấy được vật liệu di truyền từ mẫu vật của một con hổ Tasmania, hay còn gọi là thylacine, 130 tuổi, trong bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thụy Điển ở Stockholm. Điều này cho phép các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động gen của động vật.

Emilio Mármol Sánchez - nhà sinh học tính toán, tác giả chính của nghiên cứu - cho biết: “RNA cho bạn cơ hội đi xuyên qua tế bào, các mô và tìm ra cơ chế sinh học thực sự đã được bảo tồn kịp thời cho loài thylacine ngay trước khi chúng chết”. 

Thylacine là loài săn mồi có túi, chúng có kích thước bằng một con sói đồng cỏ và biến mất trên toàn thế giới vào 2.000 năm trước, trừ khu vực đảo Tasmania của Úc. Con thylacine cuối cùng sống trong điều kiện nuôi nhốt, có tên Benjamin, đã chết vì phơi nhiễm vào năm 1936 tại Sở thú Beaumaris ở Hobart, Tasmania.

Nhóm nghiên cứu đã có thể giải trình tự RNA của da và các mô cơ xương từ mẫu vật và xác định các gen đặc hiệu của thylacine. Thông tin này tạo thành một phần của bản phiên mã động vật, giống như thông tin được lưu trữ trong DNA được gọi là bộ gen.

Mármol Sánchez cho biết, qua nghiên cứu này, ông và các đồng nghiệp của ông hy vọng có thể phục hồi RNA từ các động vật đã chết từ lâu, chẳng hạn như voi ma mút lông xoăn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước