Nứt gót chân là một chứng bệnh ngoài da, những bệnh này thường gặp ở da khô và thường diễn tiến nặng hơn vào mùa hanh khô. Biểu hiện như gót chân bị bong tróc và nứt da, ngứa và chảy máu từ các vết nứt làm cho vi khuẩn, vi nấm hoặc siêu vi xâm nhập. Nứt gót chân không chỉ gây mất thẩm mỹ cho người bệnh mà còn gây đau đớn khó chịu, ảnh hưởng đến đi lại, sinh hoạt.
Đặc biệt khi vùng gót chân nứt nhiều, chảy máu, tạo thành các khe rãnh sâu rất dễ bị nhiễm khuẩn, có thể dẫn đến biến chứng hoại tử bàn chân nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn cần phòng ngừa và điều trị nứt gót chân đúng cách và hiệu quả.
Có 3 yếu tố góp phần làm cho triệu chứng nứt gót chân tiến triển, đó là: da khô do mất độ ẩm, áp lực quá mức lên phần gót chân trong thời gian dài và nguyên nhân từ bệnh tật. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như:
Nhiễm nấm
Lý do phổ biến nhất khiến bệnh nhân bị bong da chân là nhiễm nấm. Tuy nhiên, thường người bệnh không bị ngứa nên không biết đó là bệnh do nhiễm nấm. Khi bạn đã bị nhiễm trùng nấm trên da, nó có thể dễ dàng lây nhiễm sang móng chân.
Ra mồ hôi khi tập thể dục
Việc đổ mồ hôi quá nhiều và môi trường ẩm ướt thường gây ra các nhiễm trùng chân. Nguyên nhân có thể do chế độ phòng tập thể dục, đặc biệt nếu khi tập yoga ở nhiệt độ quá nóng có thể khiến bàn chân bị bong da.
Đi giày vào mùa hè
Việc đi giày chật trong mùa có thể gây ma sát với chân nghiêm trọng. Các tổn thương này có thể gây ra các vết loét, cũng có thể dẫn đến bong da. Vì vậy, bạn không nên đi giày quá lâu và hãy thay giày khi nó quá chật.
Cháy nắng
Khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhiều người thường chỉ chú ý bôi kem chống nắng ở mặt, lưng, vai, tay mà quên phần chân. Vì vậy, bạn hãy nhớ chăm sóc bàn chân.
Chàm
Chàm là một chứng bệnh về da có thể gây bong, ngứa và khô da khắp cơ thể gồm cả bàn chân. Bệnh không chỉ gặp ở trẻ em mà cả ở người lớn. Tuy nhiên, bệnh cũng dễ dàng được điều trị bằng thuốc.
Mất nước
Mất nước có thể làm bạn mệt mỏi, giảm sự trao đổi chất và cũng khiến đôi chân của bạn bị khô, nứt nẻ.
Cách điều trị:
Không phải trường hợp da chân bong tróc nào đều gây nguy hiểm. Đôi khi, nó cũng là dấu hiệu bình thường khi bạn cần tẩy da chết. Ngoài ra, khi tẩy da chết, bạn cần lưu ý tuyệt đối không bóc vẩy da, chà xát, kỳ cọ quá mạnh càng làm tổn thương lớp sừng khiến quá trình bong da sau đó còn mạnh hơn.
- Hạn chế tối đa tiếp xúc với nước. Sau khi rửa chân tay, bạn cần dùng khăn lau khô, nhất là các kẽ tay, kẽ chân. Nếu gót chân tiếp xúc với nước nhiều càng tạo thuận lợi để lớp sừng bong vảy. Vì vậy, bạn nên hạn chế dùng xà phòng, chất tẩy rửa cao và đi tất cotton vào mùa đông.
- Luôn giữ ẩm cho da, nhất là vào mùa đông. Sau khi vệ sinh da sạch sẽ, khô ráo, nên bôi một lớp kem dưỡng ẩm vào những vị trí dễ bị bong sừng như gót chân, đầu ngón chân, tay.
- Tăng cường ăn rau quả tươi, rau xanh, đặc biệt là rau quả có nhiều sinh tố C, vitamin E. Thiếu vitamin, nhất là các loại vitamin A, C, D, E... sẽ ảnh hưởng đến chất lượng lớp sừng.
- Ngoài ra, để trị chứng gót chân khô, nứt nẻ, bạn có thể sử dụng dầu dừa, mật ong, chanh, dầu ôliu, nước muối ấm ngâm chân sẽ giúp gót chân trở nên mềm mại, không bị nứt nẻ.
Làm đẹp bằng silicon, chị em cần nhớ điều này VTV.vn - Bác sĩ Phạm Thị Việt Dung, Giảng viên bộ môn Phẫu thuật tạo hình, Đại học Y Hà Nội, đã đưa ra những tư vấn hữu ích cho những chị em muốn làm đẹp bằng silicon. | Bí quyết để làn da săn chắc sau giảm cân VTV.vn - Da nhão, chảy xệ có thể là kết quả của việc mang thai hoặc hậu quả của việc giảm cân nhanh chóng. Do đó, bạn cần chăm sóc da sau khi giảm cân theo các bước sau. | Bí quyết để có đôi chân thon đẹp VTV.vn - Đôi chân thon dài, mịn màng luôn là mơ ước của tất cả phụ nữ. Hãy chăm chỉ áp dụng những bí quyết đơn giản dưới đây, bạn sẽ có cơ hội được sở hữu một đôi chân như ý. |
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!