Móng giòn, yếu chưa hẳn do thiếu vitamin

N.M-Chủ nhật, ngày 28/06/2009 07:00 GMT+7

Bạn có thể ăn uống theo cách của mình để móng tay, móng chân trông tốt hơn? Những câu chuyện về sắc đẹp có rất nhiều lời khuyên bổ sung thêm calcium và kẽm cùng các vitamin và khoáng chất nhằm mục đích giúp móng tay khoẻ mạnh và chắc hơn. Thế nhưng, theo bác sĩ chuyên khoa da liễu Anne Howard thì không có nhiều cơ sở khoa học cho những khẳng định đó.

Không có bằng chứng thuyết phục nào rằng các chất khoáng như Silic đioxyt, Selen hay kẽm có ích và calcium cũng vậy. Tuy nhiên, Biotin - một loại vitamin B tìm thấy trong gan, trứng, cá, lạc, yến mạch và đậu nành thì rất đáng thử vì có một số bằng chứng cho thấy dùng 2,5mg Biotin mỗi ngày sẽ tốt cho những móng tay, móng chân mỏng và dễ gãy.

Ngoài ra, một trong những cách đầu tư tốt nhất cho độ bền của móng tay có thể là một đôi găng tay cao su và luôn dùng chúng bất cứ khi nào tay tiếp xúc với nước.

Việc thay đổi lặp đi lặp lại từ môi trường ướt sang khô rất dễ gây kích thích cho móng tay và thúc đẩy tính giòn, dễ gãy của móng.

Điều đó giải thích vì sao các bác sĩ thường khuyên những người chế biến món ăn bằng tay hay thợ làm tóc nên mang găng tay và những người lao động không thể đi găng tay liên tục nên dùng cồn để rửa tay thay vì dùng xà phòng và nước.

Trước khi bạn mua chất làm khoẻ móng để cải thiện móng tay giòn, bạn nên nghĩ tới kem dưỡng móng và lớp biểu bì. Hãy dùng nó vài lần trong ngày chứ không phải 1 lần duy nhất vì nó có hiệu quả tốt hơn chất làm khoẻ móng - vừa làm móng mỏng đi lại không ngăn được tình trạng đứt gãy.

Chất làm khoẻ móng có thể chứa Formaldehyde gây phản ứng dị ứng, sơn móng tay cũng dẫn tới các phản ứng của da và không phải là cách bảo vệ móng lâu dài.

Một số loại sơn móng tay có chứa một thành phần được gọi là toluene sulfonamide, nhựa formaldehyde thường làm da dị ứng, đôi khi ở cả vùng da mí mắt và cổ - những nơi da mỏng và nhạy cảm hơn. Chúng có thể gây ra phản ứng kể cả khi sơn móng đã khô.

Có sự thay đổi nào ở móng liên quan tới sức khoẻ?

Những đốm trắng trên móng tay luôn chỉ là kết quả của việc tổn thương móng hay thói quen bẻ móng trong khi những vết gợn ngang có thể xuất hiện sau khi bạn ốm hay có em bé - những sự việc có khả năng phá hỏng sự phát triển của móng.

Còn những vết gợn dọc theo móng trên tay khác thường chỉ là theo di truyền và trở nên dễ thấy hơn khi bạn nhiều tuổi hơn mặc dù chứng viêm khớp mãn tính có thể cũng là một nguyên nhân.

Tuy nhiên, khi móng tay hay chân trở nên dày hay đổi màu hoặc móng bắt đầu nhô lên khỏi khuôn móng - một loại bệnh được gọi là Onycholysis mà thủ phạm có thể là một bệnh nhiễm trùng nấm ở kẽ chân. Phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại nấm và mức độ nghiêm trọng của nó vì vậy cần được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra.

Những vấn đề về móng tương tự như móng nhô cao hay dày hơn hoặc rỗ có thể là một dấu hiệu của bệnh vẩy nến nhưng so với bệnh nấm thì bệnh vẩy nến có xu hướng ảnh hưởng tới tất cả các móng và mức độ tác động khá nghiêm trọng.

Vậy nhưng việc kiểm tra bất cứ thay đổi nào của móng cũng là việc nên làm.

Theo các bác sĩ, có một danh sách dài các bệnh hiếm gặp cũng như những vấn đề về tuyến giáp và đôi khi chúng thể hiện trên móng. Các khối u ác tính có thể phát triển ở đó và thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Thế nên, nếu bạn thấy có bất kỳ sự bất thường nào, hãy tới gặp bác sĩ. Điều này càng phổ biến hơn ở những người có làn da sẫm. Nó có thể là một miếng đen hay đỏ trên móng hoặc một vùng đen bên trong và quanh móng.

Những điểm rắc rối trên móng tay

Ung thư da hay móng tay là rất hiếm xảy ra, nhưng bạn đừng bỏ qua những dấu hiệu như:

- Mụn cơm ở cạnh móng có thể tiến vào trong móng và ăn mòn móng.

- Một vệt đen hay nâu trong móng và lớn dần theo thời gian.

- Một chỗ sưng đau màu đỏ hay hồng dưới móng sẽ đẩy bật móng ra khỏi khuôn móng.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước