Theo phong tục cổ truyền, ngày 23 tháng Chạp hằng năm, mọi nhà đều làm lễ cúng ông Công ông Táo lên chầu trời. Ngoài mâm cỗ, các gia đình sẽ chuẩn bị cá chép để thả ra sông, hồ gần nhà...
Sáng 8/2 (23 tháng Chạp), nhiều gia đình đã làm cơm cúng và thả cá chép phóng sinh để tiễn ông Táo về trời.
Lễ cúng ông Công ông Táo thường diễn ra vào buổi sáng, có thể cúng trong khoảng thời gian từ ngày 22 tháng Chạp đến trước 12h trưa (giờ Ngọ) ngày 23 tháng Chạp. Theo quan niệm dân gian, đây là khoảng thời gian thích hợp để kịp giờ ông Công, ông Táo lên thiên đình.
Người dân thường chuẩn bị 2 hoặc 3 con cá chép sống, thả trong chậu nước, cúng cùng các đồ lễ khác. Sau khi cúng xong sẽ đem "phóng sinh" ở sông, ao, hồ, nghĩa là để đưa ông Táo về trời.
Bà Trần Thị Hoa (Giảng Võ) cho biết nhiều năm trước bà thường mang cá ra hồ Tây để thả vì nước ở đó trong sạch hơn, nhưng vài năm trở lại đây đo sức khỏe yếu, bà đành thả ở hồ gần nhà.
"Trước khi thả cần đọc bài khấn phóng sinh và cầu mong những điều tốt lành cho bản thân, gia đình rồi mới từ từ để cá chép bơi xuống mặt nước với lòng thành kính, thiêng liêng nhất" - bà Hoa cho biết thêm.
Thả cá chép thế nào cho vừa đúng ý nghĩa tâm linh, vừa đúng mục đích tái tạo nguồn lợi bảo vệ môi trường không phải ai cũng hiểu biết đầy đủ.
Bên cạnh hành động đẹp như gom túi ni lông lại một chỗ như thế này...
... thì hình ảnh không hóa chân hương...
...hay đã hóa nhưng lại đổ sát bờ thế này khiến người dân xung quanh bất bình. Họ cho rằng như vậy thể hiện sự bất kính với bề trên và ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường.
Bên cạnh phong tục thả cá chép của người dân Việt Nam, "cá vượt vũ môn" hay "cá chép hóa rồng" còn mang ý nghĩa của sự thăng hoa, biểu tượng của tinh thần vượt khó để đi tới thành công… Vì thế, phóng sinh cá chép ngày ông Công ông Táo không chỉ là nét đẹp văn hóa mà còn thể hiện sự từ bi của người dân Việt Nam.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online!