Nghề dệt thổ cẩm có từ hàng trăm năm nay tại đây, nhưng chủ yếu mang tính chất tự cung tự cấp và dần bị mai một. Thế nhưng chị Hợp đã làm được việc khiến nhiều người ngạc nhiên, giới thiệu sản phẩm quê hương mình ra ngoài địa phương và cả nước ngoài. Những tấm thổ cẩm xuất hiện trong những lễ hội trang trọng nhất, được tạo từ sợi vải, hạt cườm.
Tại hợp tác xã dệt zèng, chị em phụ nữ hoàn cảnh khó khăn được ưu tiên tham gia. Chị em có thể làm tại nhà, tranh thủ vào ban đêm. Trung bình mỗi người có thêm từ 2 - 4 triệu đồng/tháng.
Từ thị trấn A Lưới ra TP Huế, đoạn đường gần 2 tiếng đồng hồ, chị vẫn theo những chuyến xe mỗi tháng như vậy để tìm nơi bán sản phẩm. Cửa hàng trưng bày sản phẩm thổ cẩm A Lưới đầu tiên đã xuất hiện tại thành phố Huế.
Trên mỗi bộ trang phục dệt thổ cẩm ẩn chứa tầng sâu văn hóa, đó là hình ảnh những cánh hoa sim tím hay họa tiết hoa văn trên những bức tường nhà rông truyền thống. Các sản phẩm dệt thủ công của người dân huyện miền núi A Lưới đã xuất hiện ở những sàn diễn thời trang trong nước và quốc tế. Đặc biệt, tại các sàn diễn thời trang, chị Hợp cùng những chị em dân tộc ở đây đã trở thành người mẫu không chuyên, chỉ với mục đích duy nhất, đó là đưa các sản phẩm vượt ra khỏi bản làng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!