Lão hóa: Các vết bầm trên tay chân của người lớn tuổi, gọi là ban xuất huyết, bắt đầu với những đốm đỏ, sau chuyển màu tím và dần mờ đi. Tiếp xúc với ánh nắng trong nhiều năm làm yếu các thành mạch máu ở người già, dẫn đến bầm tím. Các loại thuốc sử dụng cho bệnh tim mạch và đột quỵ, cũng như rượu bia có thể làm tình trạng tệ hơn.
Thiếu chất dinh dưỡng: Nếu cơ thể thiếu một số loại vitamin K, vitamin C và khoáng chất như sắt và kẽm, sẽ khiến cơ thể không có khả năng tự chữa lành các cục máu đông và vết thương hở, dẫn đến bầm tím.
Ung thư và hóa trị: Sử dụng liệu pháp hóa trị làm giảm lượng tiểu cầu trong máu của bạn (xuống dưới 400,000). Sự giảm sản sinh tiểu cầu này có thể gây bầm tím khắp cơ thể.
Huyết khối tĩnh mạch sâu: Các chứng rối loạn máu như xuất huyết giảm tiểu cầu huyết khối (TTP) hay xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP) khiến cơ thể có lượng tiểu cầu thấp. Điều này ảnh hưởng đến khả năng đông máu của cơ thể, dẫn đến các vết bầm tím.
Bệnh rối loạn đông máu (Hemophilia): Trái ngược với huyết khối tĩnh mạch sâu, rối loạn đông máu gây chảy máu hoặc bầm tím nghiêm trọng và không rõ nguyên nhân. Điều này là do thiếu các protein đông máu hoặc các nhân tố đông máu, dẫn đến đình trệ quá trình đông máu.
Hội chứng Ehlers – Danlos: Đây là tình trạng dễ chảy máu tiêu biểu. Ở hội chứng này, các vết bầm tím xuất hiện do sự yếu đi của các mao dẫn và mạch máu xung quanh các mô liên kết. Hội chứng này gây bầm tím diện rộng, chậm lành các vết thương hở, thậm chí vỡ động mạch dẫn đến xuất huyết trong nghiêm trọng hoặc tử vong.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!