Bên dòng sông Thu Bồn - Quảng Nam, làng đúc đồng Phước Kiều là một trong những làng nghề nổi của tiếng Việt Nam.
Nổi tiếng không chỉ ra đời đã hơn 400 năm, nằm ngay dinh trấn Thanh Chiêm, gắn liền với sự hình thành chữ Quốc ngữ, mà chính các nghệ nhân Phước Kiều đã đúc ra hàng vạn bộ chiêng để cung cấp cho đồng bào các dân tộc Trường Sơn và Tây Nguyên.
Làng đúc Đồng Phước Kiều thuộc phường Điện Phương, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam. Đây là một trong số 7 hộ gia đình của làng nghề còn đỏ lửa đúc đồng. Hơn 400 năm qua, các thế hệ nghệ nhân làng đúc đồng Phước Kiều hầu như vẫn giữ nguyên cách chế tác các sản phẩm bằng đồng truyền thống. Một trong những sản phẩm đặc trưng nhất của làng nghề này là cồng chiêng. Theo các nghệ nhân, Phước Kiều có thể đã đúc ra hơn 35 ngàn bộ chiêng với 200 ngàn chiếc, chủ yếu tiêu thụ ở Trường Sơn và Tây Nguyên.
Theo nghệ nhân Dương Quốc Thuần, khi đúc chiêng ra, bán cho nghệ nhân, họ sẽ về họ chỉnh âm theo truyền thống của họ.
Lần theo con đường cồng chiêng của Phước Kiều, nghệ nhân Dương Ngọc Tiễn đã đi dọc Tây Nguyên để tìm hiểu về cồng chiêng mà làng nghề đã đúc ra. Không chỉ là nghệ nhân chế tác, ông Tiễn còn là nghệ nhân chỉnh chiêng rất nổi tiếng cho đồng bào Tây Nguyên. Các đơn hàng cồng chiêng từ Tây Nguyên đã góp phần duy trì hoạt động chế tác cồng chiêng của làng nghề tiêu biểu của xứ Quảng này.
Nghệ nhân ưu tú Dương Ngọc Tiễn cho biết, nhờ bảo tồn và phát huy cồng chiêng Tây Nguyên mà làng nghề được ổn định những năm qua…
Trải qua hàng trăm năm, các nghệ nhân làng nghề đúc đồng Phước Kiều đã chế tác ra những bộ chiêng rất độc đáo, góp phần để nâng tầm cồng chiêng Tây Nguyên thành di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại. Dù đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng hằng ngày, những nghệ nhân làng đúc Phước Kiều vẫn nỗ lực giữ nghề và từng bước xây dựng nơi đây là điểm đến trong bản đồ du lịch của Quảng Nam.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!