Phát hiện và chuẩn đoán sớm bệnh Gout

Quang Hạnh-Thứ hai, ngày 07/12/2009 09:08 GMT+7

Hiện nay, bệnh Gout chiếm khoảng 1 -2 % dân số ở các nước phát triển. Ở Việt Nam, trong 10 năm trở lại đây, bệnh Gout vượt lên đứng hàng thứ 4 trong 15 bệnh khớp thường gặp.

Những biến chứng của bệnh Gout như biến dạng khớp, suy thận là nguyên nhân của việc phát hiện bệnh muộn và bệnh nhân không tuân theo phác đồ điều trị của bác sỹ. Chính vì vậy việc phát hiện, chuẩn đoán sớm bệnh gout quyết định đến thành công trong việc điều trị bệnh này.

Khoa khớp bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội. Theo thống kê của các bác sỹ, hầu hết bệnh nhân mắc bệnh Gout nhập viện đều trong tình trạng phát hiện bệnh muộn. Hậu quả là các bệnh nhân này đều gặp phải những biến chứng như khớp bị biến dạng, đau, khó cử động và suy thận...

Ông Lương Ngọc Phú - Bệnh nhân Gout cho biết: "Hiện nay các khớp chân của tôi rất đau và khó cử động, sinh hoạt, đi lại khó khăn. Có ngón đang đau không thể gập lại bình thường được".

Theo các chuyên gia y tế, việc phát hiện sớm bệnh Gout quyết định đến thành công của việc điều trị bệnh này. Nhưng việc phát hiện bệnh sớm khó khăn ở chỗ bệnh này không hề có triệu chứng gì báo trước việc mắc bệnh.

Bệnh nhân Lương Ngọc Phú cho biết thêm, trước lần đầu tiên bị đau, cơ thể ông hoàn toàn bình thường, chẳng có biểu hiện gì.

Ông Lê Xuân Túc cho biết: "Lần đầu tiên bị đau ở ngón cái, nó sưng, nóng đỏ, đau vậy xong sử dụng kháng sinh thì khỏi được một năm. Lúc đấy mình chưa biết bị Gout, chưa phát hiện ra là bị Gout. Năm sau bị đau lại mới phát hiện ra được. Trước khi bị cơn đau cấp như thế thì trong người, các khớp không thấy gì hết".

Làm thể nào để phát hiện bệnh Gout sớm?

Các tài liệu nghiên cứu về bệnh Gout cho thấy, có 4 nhóm đối tượng có nguy cơ cao dễ dẫn đến mắc bệnh Gout.

- Yếu tố di truyền (Tiền sử trong gia đình có người mắc bệnh Gout)

- Những người béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 5 lần so với người không béo phì.

- Những người mắc các bệnh như tăng huyết áp, bệnh thận, bệnh máu, tăng mỡ máu.

- Những bệnh nhân dùng thuốc không đúng cách (lạm dụng Corticoid như Prednisolo, demethason)

80-90% người mắc bệnh gout là nam giới, một phần là do cơ địa và ngoài ra là do chế độ dinh dưỡng quá nhiều đạm và các chất kích thích như rượu bia.

Một đặc trưng của bệnh Gout là việc xuất hiện các cơn viêm khớp cấp tính tại các khớp ở chi dưới, cổ chân, đặc biệt là khớp bàn ngón chân cái. Viêm Gout cấp sau một khoảng thời gian tiến triển sẽ chuyển sang bệnh Gout mãn tính. Tuy nhiên Gout mãn tính nhiều khi vẫn bị chuẩn đoán nhầm với các bệnh Gout khác.

Qua phân tích của các chuyên gia Y tế, nguyên nhân của bệnh Gout là do rối loạn chuyển hóa đạm. Đặc trưng của bệnh này thể hiện bằng sự tăng cao quá mức acid uric trong máu và trong mô. Chính vì vậy khi một người tự xác định được nhóm nguy cơ cao dễ mắc bệnh Gout, kịp thời làm thêm các xét nghiệm khác để chuẩn đoán nguyên nhân hay giai đoạn bệnh sẽ dễ dàng phòng và điều trị bệnh Gout hiệu quả.

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước