Chương trình đại học nặng tính lý thuyết khiến sinh viên chưa được rèn luyện nhiều về kỹ năng
Dưới đây là những kỹ năng cơ bản mà bất kỳ một nhân viên nào cũng cần cho công việc của mình, theo tiêu chuẩn quốc tế.
Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng ứng xử nơi công sở
Kỹ năng giao tiếp là kỹ năng tối quan trọng để vượt qua vòng phỏng vấn, và sau đó là giai đoạn thử việc. Giao tiếp trong môi trường công sở rất khác với giao lưu bạn bè, thầy cô. Sếp, đồng nghiệp và khách hàng là những đối tượng chính tương tác với bạn. Bạn sẽ cần biết cách cư xử khéo léo và lịch thiệp, nhưng không sao rỗng và nịnh bợ, bạn cần biết lắng nghe ngay cả khi người đối diện đang nói "rất khó nghe".
Cách thức bạn phản hồi trước những bình luận, phê bình của sếp và khách hàng cũng là kỹ năng cần rèn luyện. Giao tiếp qua điện thoại với khách hàng khác với gọi điện cho bạn bè ra sao? Kỹ năng giao tiếp chuyên nghiệp không chỉ giúp bạn có thêm những mối quan hệ tốt, mà còn giúp công việc của bạn trở nên thuận lợi và trôi chảy hơn nhiều. Rất dễ phân biệt một nhân sự chuyên nghiệp và một "tay mơ" qua cách giao tiếp của họ.
Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng
Kỹ năng quản lý thời gian
Khi đi làm, thời gian không còn là "của bạn", nó trở thành tài sản của công ty. Bất kỳ người quản lý nào cũng đánh giá cao một nhân sự biết quản lý thời gian. Tuy nhiên, quản lý thời gian lại không hề dễ: bạn cần biết mình thuộc tuýp người như thế nào trong quản lý thời gian, bạn là người ưa dậy sớm, hay "cú đêm" cũng ảnh hưởng tới việc tận dụng thời gian làm việc năng suất. Ngoài ra có những cách lên kế hoạch sao cho hợp lý, và bạn cần ý thức việc loại bỏ những "kẻ cắp thời gian" hàng ngày. Trong môi trường công sở bận rộn, mọi người chỉ có thể "có thời gian" khi biết quản lý nó.
Phát triển năng lực bản thân
Khi bắt đầu một công việc mới, cũng là lúc bạn cần "nâng cấp" chính bản thân mình thành một phiên bản tốt hơn. Bạn cần tìm hiểu xem "phiên bản cũ" của bạn có vấn đề ở đâu, làm sao để thay đổi điều đó, bạn cần làm gì để trở nên chuyên nghiệp hơn nữa, hiệu quả hơn nữa? Tất cả những thay đổi tích cực sẽ khiến bạn ngày càng trở nên có giá trị hơn, và, theo một lo-gic rất thông thường thôi, bạn sẽ có những khoản thu nhập tương xứng với những giá trị mà bạn có thể tạo ra. Đừng bao giờ nghĩ rằng tốt nghiệp có nghĩa là ngừng học hỏi.
Học kỹ năng như thế nào?
Theo số liệu do Viện Khoa học lao động và Xã hội công bố, tính đến quý III năm 2017, Việt Nam có đến 237.000 người trong nhóm có trình độ Đại học chưa tìm được việc làm, chiếm hơn 20% trong tổng số lao động thất nghiệp hiện nay.
Các nhà tuyển dụng đều đưa ra lời khuyên: Sinh viên cần có kỹ năng mềm và thái độ tốt để tìm việc thành công. Kỹ năng giao tiếp tự tin đặc biệt quan trọng với những bạn trẻ chưa có kinh nghiệm. Khi vượt qua vòng hồ sơ, buổi phỏng vấn sẽ "bóc trần" sự non nớt của các tân cử nhân. Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp với những bạn trẻ.
Để có được 1 công việc tốt, bạn cần có kiến thức nền tảng về những gì nên/không nên, và những tình huống có thể gặp phải tại công sở. Nếu bạn chưa biết phải bắt đầu từ đâu, các khóa kỹ năng mềm hiện đại như Jobpass của NexEdu có thể là một gợi ý tốt. Đây là chương trình đào tạo của Mỹ, gồm 30 khóa eLearning ngắn gọn (trung bình 30 phút/khóa học) được "đo ni đóng giày" cho sinh viên Việt Nam vừa mới ra trường.
Sự khác biệt của Jobpass so với các chương trình kỹ năng khác là 100% nội dung quốc tế, do tập đoàn Skillsoft xây dựng. Tập đoàn này đang đào tạo nhân sự cho hàng ngàn công ty đa quốc gia và hơn 65% các công ty thuộc top 500 của Mỹ. Các ông lớn như Google, Amazon, HSBC, Unilever,… đã sử dụng chương trình này để đào tạo cho các nhân sự mới tuyển dụng của mình.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!